Trường hợp nhiễm HIV thì người lao động có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hay không?

Cho tôi hỏi tôi bị nhiễm HIV do sự cố trong lúc làm việc, vậy tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hay không? Câu hỏi của chị Hạ (Đà Nẵng).

Trường hợp nhiễm HIV thì người lao động có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hay không?

Theo khoản 32 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:

Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Người lao động khi bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, trường hợp của bạn là vô tình bị nhiễm HIV do sự cố trong lúc làm việc thì bạn được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định trên.

Trường hợp nhiễm HIV thì người lao động có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hay không?

Trường hợp nhiễm HIV thì người lao động có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hay không? (Hình từ Internet)

Phân loại và xác định mức tỉ lệ suy giảm khả năng lao động đối với người lao động nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như thế nào?

Theo Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Phân loại giai đoạn bệnh
...
8.1. Phân loại giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Giai đoạn lâm sàng 1: Không triệu chứng
- Không có triệu chứng;
- Hạch to toàn thân dai dẳng.
Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
- Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cơ thể);
- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm hầu họng);
- Zona (Herpes zoster);
- Viêm khóe miệng;
- Loét miệng tái diễn;
- Phát ban dát sẩn, ngứa;
- Viêm da bã nhờn;
- Nhiễm nấm móng.
Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng lượng cơ thể);
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng;
- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng;
- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn;
- Bạch sản dạng lông ở miệng;
- Lao phổi;
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm da cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết);
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng;
- Thiếu máu (Hb< 80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5 x 109/L), và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50 x 109/L) không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng
- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân);
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP);
- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng);
- Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản hoặc phổi);
- Lao ngoài phổi;
- Sarcoma Kaposi;
- Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác;
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương;
- Bệnh não do HIV;
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não;
- Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan tỏa;
- Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển (Progessive multitfocal leukoencepha-lopathy - PML);
- Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia;
- Tiêu chảy mạn tính do Isospora;
- Bệnh do nấm lan tỏa (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài phổi);
- Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Sallmonella không phải thương hàn);
- U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B;
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô);
- Bệnh do Leishmania lan tỏa không điển hình;
- Bệnh lý thận do HIV;
- Viêm cơ tim do HIV.
8.2. Phân loại giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
9. Hướng dẫn giám định

Theo đó, cơ quan giám định sẽ dựa trên những triệu chứng nêu trên để xác định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động của người lao động nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Từ đó làm căn cứ tình mức hưởng trợ cấp chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 48, Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, quyền lợi và mức hưởng từ chế độ bệnh nghề nghiệp bảo hiểm xã hội đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được quy định như sau:

Nhận tiền trợ cấp một lần

Trợ cấp một lần được áp dụng cho người lao động nhiễm HIV bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%. Cách tính chế độ trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = (5 x Mức lương cơ sở) + (0,5 x Mức lương cơ sở x (Mức suy giảm khả năng lao động - 5%))

Mức hưởng thêm = (0,5 x Tiền lương đóng quỹ bảo hiểm xã hội) + (0,3 x Thời gian đóng quỹ BHXH(năm) x (Thời gian đóng quỹ BHXH(năm) - 1))

Lưu ý: Người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5 lần mức lương cơ sở, suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Ngoài mức hưởng trên người lao động nhiễm HIV được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nếu thời gian đóng từ một năm trở xuống thì mức hưởng thêm được tính bằng 0,5 tháng tiền lương đóng vào quỹ.

Nếu thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh HIV.

Nhận tiền trợ cấp hàng tháng

Theo quy định người lao động bị BNN suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng được tính như sau:

Mức hưởng hàng tháng = 30% Mức lương cơ sở + (2% Mức lương cơ sở x (Mức suy giảm khả năng lao động - 31%))

Mức hưởng thêm hàng tháng = (0,5 x Tiền lương đóng quỹ BHXH) + (0,3 x Tiền lương đóng quỹ BHXH x (Thời gian đóng quỹ BHXH(Năm) - 1))

Lưu ý: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% tháng lương đóng vào quỹ, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp người đang hưởng trợ cấp BNN hàng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần. Số tiền hưởng trợ cấp một lần được tính bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Áp lực công việc gây nên bệnh rối loạn lo âu thì có phải bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
02 điều kiện để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động là gì?
Lao động tiền lương
Bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?
Lao động tiền lương
Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp làm những công việc gì?
Lao động tiền lương
Bệnh nghề nghiệp là gì? NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng những chế độ gì?
Lao động tiền lương
Phải đưa NLĐ bị chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến đến cơ sở khám chữa bệnh như thế nào để điều trị?
Lao động tiền lương
Để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm bao lâu?
Lao động tiền lương
Hỗ trợ tối đa bao nhiêu khi khám bệnh nghề nghiệp?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh nghề nghiệp
1,009 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào