Trường hợp nào người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản mà không cần bồi thường?

Theo pháp luật hiện hành, trường hợp nào người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản mà không cần bồi thường?

Trường hợp nào người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản mà không cần bồi thường?

Căn cứ Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:

Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Theo đó, người lao động là người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản của người sử dụng lao động thì phải có nghĩa vụ bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản mà không cần bồi thường chỉ trong trường hợp thỏa thuận được với người sử dụng lao động.

Trường hợp nào người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản mà không cần bồi thường?

Trường hợp nào người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản mà không cần bồi thường?

Lao động là người giúp việc gia đình bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:

Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
...
6. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động và người lao động xác định cụ thể các hành vi, hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 và Điều 129 của Bộ luật Lao động và ghi trong hợp đồng lao động hoặc thể hiện bằng hình thức thỏa thuận khác;
b) Hình thức xử lý kỷ luật lao động áp dụng đối với người lao động bao gồm khiển trách, sa thải theo khoản 1, khoản 4 Điều 124 của Bộ luật Lao động;
c) Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp: Người lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động hoặc người lao động có hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
d) Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động xem xét, xử lý kỷ luật lao động theo hình thức quy định tại điểm b khoản này đối với người lao động. Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động;
đ) Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 122 của Bộ luật Lao động.

Theo đó hình thức xử lý kỷ luật lao động áp dụng đối với người lao động bao gồm khiển trách, sa thải.

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động xem xét, xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc quản lý lao động là người giúp việc gia đình?

Căn cứ Điều 91 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:

Trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Phân công đầu mối theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
c) Tiếp nhận thông báo về việc sử dụng, chấm dứt sử dụng lao động là người giúp việc gia đình quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định này; tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phân công đầu mối theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý.

- Tiếp nhận thông báo về việc sử dụng, chấm dứt sử dụng lao động là người giúp việc gia đình; tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Người giúp việc gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người giúp việc gia đình là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Lao động là người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản thì phải làm gì?
Lao động tiền lương
Khi nào phải bố trí chỗ ở cho lao động là người giúp việc gia đình?
Lao động tiền lương
Khi không tiếp tục sử dụng người giúp việc gia đình thì phải thông báo cho ai?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình phải tố cáo khi phát hiện chủ nhà có hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có phải trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội hay không?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình có được làm cho nhiều hộ gia đình hay không?
Lao động tiền lương
Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình mà không thông báo UBND xã bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải thông báo cho người giúp việc gia đình những gì trước khi giao kết hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có được giữ giấy tờ tùy thân làm biện pháp đảm bảo hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người giúp việc gia đình
368 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào