Trường hợp nào giáo viên không cần chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi chuyển sang hạng mới theo cụm Thông tư 01,02,03,04 của Bộ Giáo dục?
Quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên được xếp hạng dựa vào mức độ phức tạp cộng việc mà giáo viên đảm nhận, cụ thể như sau:
- Chức danh nghề nghiệp hạng I
- Chức danh nghề nghiệp hạng II
- Chức danh nghề nghiệp hạng III
- Chức danh nghề nghiệp hạng IV
- Chức danh nghề nghiệp hạng V
Thực tế, chức danh nghề nghiệp giáo viên thường chủ yếu quy định theo hạng I, hạng II, hạng III
Đối với giáo viên mỗi cấp tại các trường công lập sẽ có quy định hướng dẫn cụ thể chức danh nghề nghiệp cụ thể như dưới đây:
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy đinh tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy đinh tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS được quy đinh tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT được quy đinh tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Trường hợp nào giáo viên không cần chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi chuyển sang ngạch mới theo cụm Thông tư 01,02,03,04 của Bộ Giáo dục?
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dựa trên các nguyên tắc nào?
Theo quy định Điều 31 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Như vậy, theo quy định chung, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được dựa trên các nguyên tắc bao gồm:
- Phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp của cơ sở giáo dục công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Giáo viên được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu cơ sở giáo dục công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên phải được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Trường hợp nào giáo viên không cần chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi chuyển sang hạng mới theo cụm Thông tư 01,02,03,04 của Bộ Giáo dục?
Tại điểm c khoản 5 Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT về hướng dẫn thi hành quy định về hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên
Điều khoản thi hành
...
5. Trường hợp giáo viên chưa được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đúng với cấp học đang giảng dạy hoặc thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và đảm bảo nguyên tắc:
...
c) Khi chuyển chức danh nghề nghiệp không yêu cầu viên chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm được chuyển;
….
Thông qua quy định trên, giáo viên không cần chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi chuyển sang hạng chức danh nghề nghiệp mới theo cụm Thông tư 01,02,03,04 của Bộ Giáo dục khi đáp ứng đủ 2 yếu tố sau:
- Giáo viên chưa bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đúng với cấp học đang giảng dạy hoặc thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo Điều 30 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?