Trong thông tin thị trường lao động đâu là các nội dung cần phải được bảo mật?
- Có các nội dung gì trong thông tin thị trường lao động?
- Trong thông tin thị trường lao động đâu là các nội dung cần phải được bảo mật?
- Việc quản lý thông tin thị trường lao động là nhiệm vụ của cơ quan nào?
- Thực hiện lập kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động như thế nào?
Có các nội dung gì trong thông tin thị trường lao động?
Theo nội dung tại Điều 23 Luật Việc làm 2013 có quy định về thông tin thị trường lao động có các nội dung như sau:
(1) Tình trạng, xu hướng việc làm.
(2) Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.
(3) Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
(4) Thông tin về tiền lương, tiền công.
Thông tin thị trường lao động (Hình từ Internet)
Trong thông tin thị trường lao động đâu là các nội dung cần phải được bảo mật?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Việc làm 2013 có quy định:
Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin thị trường lao động
1. Thông tin thị trường lao động trong quá trình xây dựng, vận hành, nâng cấp mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động phải được bảo đảm an toàn.
2. Thông tin thị trường lao động phải được bảo mật bao gồm:
a) Thông tin thị trường lao động gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;
b) Thông tin thị trường lao động đang trong quá trình thu thập, tổng hợp, chưa được người có thẩm quyền công bố;
c) Thông tin thị trường lao động thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khai thác, sử dụng thông tin thị trường lao động có trách nhiệm bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, các nội dung trong thông tin thị trường lao động phải được bảo mật bao gồm:
(1) Thông tin thị trường lao động gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;
(2) Thông tin thị trường lao động đang trong quá trình thu thập, tổng hợp, chưa được người có thẩm quyền công bố;
(3) Thông tin thị trường lao động thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý thông tin thị trường lao động là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Việc làm 2013 thì nhiệm vụ quản lý thông tin thị trường lao động sẽ được phân bổ cho các cơ quan sau:
(1) Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tổ chức thu thập, công bố và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đối với thông tin thị trường lao động là chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của pháp luật về thống kê.
(2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thu thập và công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động; xây dựng mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
(3) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương.
- Các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên có trách nhiệm định kỳ công bố thông tin thị trường lao động.
Thực hiện lập kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH thì việc lập kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động được thực hiện như sau:
(1) Nguyên tắc lập kế hoạch
- Bảo đảm phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Bảo đảm dữ liệu được thu thập chính xác, đầy đủ, có hệ thống; đáp ứng yêu cầu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
- Lồng ghép với các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ.
- Bảo đảm thực hiện hiệu quả, khả thi, tiết kiệm kinh phí, nguồn lực.
- Thời gian lập, phê duyệt phải bảo đảm việc giao dự toán kinh phí và triển khai thực hiện theo quy định.
(2) Căn cứ lập kế hoạch
- Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Các chương trình, đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nội dung thông tin thị trường lao động quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 10 Thông tư này là căn cứ thực hiện công tác thu thập, quản lý, công bố, cung cấp và sử dụng thông tin thị trường lao động.
(3) Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích, yêu cầu thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Khối lượng thông tin thị trường lao động cần thu thập.
- Nội dung công việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Sản phẩm thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Kế hoạch, nguồn nhân lực thực hiện.
- Tổ chức thực hiện.
- Dự toán kinh phí.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?