Trong thời gian hành kinh, lao động nữ có được nghỉ phép không?
Nếu lao động nữ vẫn làm việc và không nghỉ trong ngày hành kinh thì có được hưởng thêm tiền không?
Theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
...
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
...
Hiện tại theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định lao động nữ không có nhu cầu nghỉ trong ngày hành kinh mà vẫn làm thì ngoài tiền lương được hưởng theo ngày làm việc bình thường thì còn được nhận thêm tiền lương theo công việc đã làm trong thời gian được nghỉ.
Trong ngày hành kinh, lao động nữ có được nghỉ phép không?
Trong ngày hành kinh, lao động nữ có được nghỉ phép không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Dẫn chiếu đến khoản 3,4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Như vậy, trong thời gian hành kinh, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút, số ngày có thời gian nghỉ do hai bên thoả thuận.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Từ quy định trên có thể thấy trong thời gian hành kinh lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút và không có quy định về việc được nghỉ phép vào ngày hành kinh.
Tuy nhiên lao động vẫn có thể dùng ngày nghỉ phép năm để nghỉ ngơi khi đã thỏa thuận được với người lao động hoặc thỏa thuận nghỉ không hưởng lương.
Trong ngày hành kinh nhưng không cho lao động nữ nghỉ ngơi sẽ bị xử phạt như nào?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
...
Và theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền:
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm.
+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm.
- Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?