Có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của lao động nữ khi người sử dụng lao động quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ không?
- Có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của lao động nữ khi người sử dụng lao động quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ không?
- Người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ bị xử phạt thế nào?
- Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do lao động nữ mang thai không?
Có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của lao động nữ khi người sử dụng lao động quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ không?
Căn cứ theo Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Như vậy, việc tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ là một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Do đó, người sử dụng lao động bắt buộc phải tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ tại cơ sở lao động của mình.
Trường hợp người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ là đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của lao động nữ khi người sử dụng lao động quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ không?
Người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác;
b) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
...
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động có hành vi không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu - 10 triệu đồng.
Ngoài ra, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt trên sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Do đó, khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ để tránh bị xử phạt hành chính.
Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do lao động nữ mang thai không?
Căn cứ theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Bảo vệ thai sản
...
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
...
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản,... trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do lao động nữ mang thai, trừ các trường hợp nêu trên.
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?
- Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSTW và NSĐP để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thế nào theo Thông tư 01?
- Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu không?