Trong năm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm bao nhiêu lần?
Trong năm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm bao nhiêu lần?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí.
2. Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động.
4. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan trực tiếp quản lý và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
Theo đó, trong năm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm 02 lần:
- Định kỳ 06 tháng: gửi trước ngày 20 tháng 6;
- Hằng năm: gửi trước ngày 20 tháng 12.
Tải mẫu báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm: Tại đây
Trong năm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định:
Điều kiện thành lập, tổ chức lại và giải thể
1. Điều kiện thành lập
a) Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
d) Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
e) Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện tổ chức lại và giải thể
Điều kiện tổ chức lại, giải thể trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập mới, tổ chức lại phải thực hiện phương án về trụ sở làm việc, trang thiết bị và nhân sự trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập. Trường hợp cần thiết thành lập mới trung tâm dịch vụ việc làm thì trung tâm dịch vụ việc làm phải tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Theo đó, điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm là:
- Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
- Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
- Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Việc làm 2013 quy định:
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có các nhiệm vụ sau đây:
a) Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
b) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Thu thập thông tin thị trường lao động;
d) Phân tích và dự báo thị trường lao động;
đ) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
e) Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
2. Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Theo đó, trung tâm dịch vụ việc làm có các nhiệm vụ sau đây:
- Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Thu thập thông tin thị trường lao động;
- Phân tích và dự báo thị trường lao động;
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
- Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, người có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể trung tâm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm. Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là phòng) thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, lãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?