Trick or Treat là gì? Trick or Treat chơi như thế nào? Tổ chức lễ hội Halloween 2024 cho NLĐ từ nguồn tài chính công đoàn phải không?
Trick or Treat là gì? Trick or Treat chơi như thế nào?
Trick or Treat (bị ghẹo hay cho kẹo) là trò chơi truyền thống được yêu thích ở hầu hết các quốc gia trong dịp Halloween.
Trong dịp lễ Halloween, trẻ em đi thành từng nhóm, đến gõ cửa từng nhà trong khu phố và nói "cho kẹo hay bị ghẹo" (Trick or Treat). Nếu chủ nhà không muốn trẻ em nghịch ngợm và chọc phá, phải tiếp đãi chúng bằng bánh kẹo hoặc hoa quả.
Trẻ em được hóa trang thành siêu nhân, công chúa và các nhân vật kinh dị. Đèn lồng bằng bí ngô và túi đựng kẹo cũng là những vật dụng không thể thiếu khi đi xin kẹo trong ngày Halloween.
Các gia đình thường trang trí lối vào nhà riêng bằng bí ngô và hình nộm.Kẹo được để trong chậu trước cửa nhà hoặc được chủ nhà trao trực tiếp cho các em nhỏ.
Cách chơi Trick or Treat khá đơn giản:
- Chỉ cần chuẩn bị cho mình một bộ đồ hóa trang, túi đựng kẹo Halloween (túi vải hoặc làm bằng bí ngô khoét ruột), sau đó tụ tập nhau lại và cùng đi đến gõ cửa những ngôi nhà sáng đèn.
- Khi người chủ nhà ra mở cửa, hãy đồng thanh hô to "Trick or Treat" để chủ nhà cho kẹo. Sau khi chủ nhà cho kẹo thì bạn có thể hát tặng họ một bài hát vui nhộn thường được sử dụng trong dịp Halloween.
Tại Việt Nam, không phải gia đình nào cũng chơi Halloween. Do đó, để đảm bảo lịch sự chúng ta nên tìm hiểu trước khi chơi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến trò chơi Trick or Treat. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày mấy âm lịch 2024?
Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì?
Bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?
Lời dẫn chương trình văn nghệ 20 11 chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam hay nhất?
Giải thưởng cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024
Trick or Treat là gì? Trick or Treat chơi như thế nào? Tổ chức lễ hội Halloween 2024 cho NLĐ từ nguồn tài chính công đoàn phải không? (Hình từ Internet)
Tổ chức lễ hội Halloween 2024 cho NLĐ từ nguồn tài chính công đoàn phải không?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
...
2.4. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.
- Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi hỗ trợ cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở.
- Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
- Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức.
2.5. Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.
- Chi hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có); hỗ trợ đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo.
- Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Dân số 26/12.
- Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi đua giỏi việc nước đảm việc nhà.
...
Theo đó, khi tổ chức lễ hội Halloween 2024 cho người lao động thì có thể được chi từ nguồn tài chính công đoàn. Tuy nhiên, đây là khoản chi không bắt buộc.
Do đó, nguồn tài chính công đoàn có chi để tổ chức lễ hội Halloween 2024 cho người lao động hay không còn phụ thuộc vào quyết định của công đoàn và năng lực tài chính công đoàn.
Nguồn thu tài chính công đoàn từ đâu?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 nguồn thu tài chính công đoàn từ:
(1) Đoàn phí công đoàn: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng.
(2) Thu kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo quy định của Pháp luật và Quyết định của Tổng Liên đoàn.
(3) Nguồn thu khác:
Nguồn thu khác thực hiện theo khoản 4 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 và theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 của Tổng Liên đoàn, bao gồm.
- Kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở; kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi... của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân, lao động (sau đây gọi chung là đoàn viên công đoàn và người lao động) và một số hoạt động nhằm động viên, khen thưởng con đoàn viên công đoàn và người lao động; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước cho công đoàn cơ sở.
- Thu từ hoạt động văn hóa, thể thao; nhượng bán, thanh lý tài sản; thu lãi tiền gửi, cổ tức; thu từ các hoạt động kinh tế, dịch vụ của công đoàn cơ sở...
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?