Tốt nghiệp cao đẳng có được trở thành giáo viên tiểu học dạy ở các trường công lập không?
Tốt nghiệp cao đẳng có được trở thành giáo viên tiểu học dạy ở các trường công lập không?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học và mỗi hạng sẽ yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo khác nhau, cụ thể:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
...
Và căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.28
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
...
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2, khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số: V.07.03.27
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
...
Theo những quy định trên thì giáo viên tiểu học hạng III và giáo viên tiểu học hạng II thì phải có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Như vậy thông qua các quy định trên nếu chỉ tốt nghiệp cao đẳng sẽ không thể trở thành giáo viên tiểu học công lập.
Tốt nghiệp cao đẳng có được trở thành giáo viên tiểu học dạy ở các trường công lập không?
Thời gian làm việc trong năm của giáo viên tiểu học trường công lập là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phổ thông như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...
Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Cách tính lương giáo viên tiểu học công lập mới nhất như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương của các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, hệ số lương của giáo viên tiểu học được xác định như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng 3 có hệ số lương hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Giáo viên tiểu học hạng 2 có hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
- Giáo viên tiểu học hạng 1 có hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên tiểu học được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên tiểu học cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên tiểu học sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên tiểu học = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?