Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký những văn bản nào của Kiểm toán nhà nước?
Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký những văn bản nào của Kiểm toán nhà nước?
Ngày 05/12/2024, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024, trong đó có ban hành kèm theo Quyết định này bộ Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy chế).
Theo đó, khoản 1 Điều 24 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định về việc ký văn bản của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Quy định về việc ký văn bản
1. Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của KTNN, trực tiếp ký các văn bản sau:
a) Quyết định Kế hoạch kiểm toán năm, các Quyết định kiểm toán; Quyết định thành lập Hội đồng kiểm toán nhà nước;
b) Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, văn bản quản lý của KTNN, các thoả thuận quốc tế theo quy định của pháp luật;
c) Các văn bản trình, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thường trực Ban Bí thư, các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban và các Ban của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Thống nhất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và KTNN;
đ) Văn bản ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước. Việc giao ký thừa ủy quyền phải giới hạn về thời gian và nội dung. Người được giao ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký;
e) Văn bản về công tác tổ chức, cán bộ;
g) Các văn bản khác nếu Tổng Kiểm toán nhà nước thấy cần thiết.
...
Như vậy, Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của Kiểm toán nhà nước (KTNN) và trực tiếp ký các văn bản sau:
- Quyết định Kế hoạch kiểm toán năm, các Quyết định kiểm toán; Quyết định thành lập Hội đồng kiểm toán nhà nước;
- Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, văn bản quản lý của KTNN, các thoả thuận quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Các văn bản trình, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thường trực Ban Bí thư, các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban và các Ban của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Thống nhất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và KTNN;
- Văn bản ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước. Việc giao ký thừa ủy quyền phải giới hạn về thời gian và nội dung. Người được giao ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký;
- Văn bản về công tác tổ chức, cán bộ;
- Các văn bản khác nếu Tổng Kiểm toán nhà nước thấy cần thiết.
Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký những văn bản nào của Kiểm toán nhà nước?
Văn phòng KTNN có trách nhiệm gì trong việc phát hành văn bản?
Căn cứ Điều 25 Quy chế làm việc kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024, khi phát hành văn bản, Văn phòng KTNN có những trách nhiệm sau:
- Văn bản sau khi được cấp có thẩm quyền ký ban hành phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát trong ngày, trường hợp văn bản ký vào cuối ngày thì phát hành trong ngày làm việc hôm sau.
- Chỉ phát hành văn bản ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 24 của Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024.
- Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung cần phải sửa đổi, thay thế thì văn bản sửa đổi, thay thế phải được ban hành đúng hình thức, thẩm quyền như văn bản đã phát hành trước đó. Văn bản đã phát hành có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành được đính chính bằng văn bản của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Tổng hợp danh mục và thống kê, phân loại văn bản do KTNN tiếp nhận hoặc phát hành để báo cáo Lãnh đạo KTNN khi có yêu cầu.
- Việc gửi đăng Công báo Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của KTNN đối với các văn bản do KTNN ban hành theo quy định pháp luật hiện hành.
- Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản "Mật" phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về quản lý các tài liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì cuộc họp, hội nghị nào của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định:
Các loại cuộc họp, hội nghị
1. Các cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm có:
a) Họp giao ban tháng của KTNN;
b) Họp giao ban quý của KTNN;
c) Họp (hội nghị) triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết, tập huấn chuyên đề...;
d) Các cuộc họp, làm việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định;
Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp.
...
Như vậy, dựa theo quy định trên, những cuộc họp, hội nghị của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì bao gồm:
- Họp giao ban tháng của KTNN;
- Họp giao ban quý của KTNN;
- Họp (hội nghị) triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết, tập huấn chuyên đề...;
- Các cuộc họp, làm việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định;
Bên cạnh đó, Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp, hội nghị nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?