Toàn bộ 09 chính sách theo Nghị định 178 về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và LLVT, đó là chính sách gì?
Toàn bộ 09 chính sách theo Nghị định 178 về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và LLVT, đó là chính sách gì?
Chính phủ ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị (tinh gọn bộ máy).
Theo đó, 09 chính sách theo Nghị định 178 về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và LLVT bao gồm:
(1) Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho CBCCVC và LLVT quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
(2) Chính sách đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác theo quy định tại Điều 8 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho Cán bộ đã quá tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kéo dài thời gian công tác làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội.
(3) Chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho cán bộ, công chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
(4) Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho viên chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
(5) Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
(6) Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở theo quy định tại Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương và địa phương được cơ quan có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm ở cơ sở, được hưởng chính sách như sau:
(7) Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo quy định tại Điều 13 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được hưởng các chính sách sau:
(8) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức.
(9) Chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều 15 Nghị định 178/2024/NĐ-CP áp dụng cho lực lượng vũ trang quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Toàn bộ 09 chính sách theo Nghị định 178 về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và LLVT, đó là chính sách gì? (Hình từ Internet)
Lương của CBCCVC và LLVT đang tính theo mức lương cơ sở bao nhiêu?
Hiện nay, CBCCVC và LLVT đang áp dụng tính lương theo mức lương cơ sở 2.34 triệu tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, cụ thể là theo công thức sau:
Mức tiền lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.
(Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV và Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP)
Mức lương của mỗi CBCCVC và LLVT sẽ phụ thuộc cụ thể vào hệ số lương của mỗi người được hưởng.
07 bảng lương CBCCVC và LLVT đang áp dụng là gì?
Căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP 07 bảng lương CBCCVC và LLVT đang áp dụng hiện nay gồm:
- Bảng lương 01: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
- Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
- Bảng lương 03: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Bảng lương 04: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Bảng lương 05: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Bảng lương 06: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
- Bảng lương 07: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?