Tinh giản biên chế sau khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27 có đúng không?

Cho tôi hỏi việc tinh giản biên chế sau khi cải cách tiền lương sắp tới theo Nghị quyết 27 có đúng không?

Tinh giản biên chế là mục tiêu cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu rõ mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương như sau:

2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Từ năm 2018 đến năm 2020
a) Đối với khu vực công
- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Có thể thấy, tinh giản biên chế là một trong những mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện cải cách tiền lương trong giai đoạn 2018-2020.

Tuy nhiên, thời gian thực hiện các mục tiêu theo lộ trình giai đoạn này không còn gắn với thực tế do đã có một số lần hoãn việc cải cách như sau:

* Lùi cải cách tiền lương vì Covid-19

Ngày 09/10/2020: Lùi cải cách tiền lương vì Covid-19 đến ngày 01/7/2022 theo Nghị quyết 23/2021/QH15 về Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13.

Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022

* Tiếp tục lùi cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp

Tại kỳ họp thứ hai ngày 13/11/2021, Quốc hội tiếp tục thông qua Nghị quyết 34/2021/QH15, về việc lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp thay vì từ 01/7/2022. Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15:

Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
...

* Hoãn cải cách tiền lương, thực hiện tăng lương cơ sở năm 2023

Ngày 11/10/2022, nội dung đáng chú ý tại phiên họp 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là sẽ trình Quốc hội thảo luận, quyết định chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 mà chỉ đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thực hiện điều này.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở, cụ thể như sau:

Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...

Theo đó, từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên đến 1.8 triệu đồng/tháng.

Tải toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương công chức được cập nhật mới nhất: TẢI VỀ

Xem thêm:

Từ 01/7/2024, tăng lương hưu viên chức giữ chức vụ lãnh đạo bao nhiêu khi tăng lương lên 23,5% do cải cách tiền lương?

Tinh giản biên chế sau khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27 có đúng không?

Tinh giản biên chế sau khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27 có đúng không?

Tinh giản biên chế sau khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27 có đúng không?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã đề cập ở trên thì gắn tinh giản biên chế vào cải cách tiền lương đã không còn được đề cập trong lộ trình từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Như vậy, dự theo nội dung cải cách tiền lương Chính phủ đã đề xuất thì tinh giản biên chế đã không còn gắn liền với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, dù không còn gắn liền với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương sắp tới nhưng việc tinh giản biên chế vẫn đang được tiếp tục thực hiện theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế có hiệu lực từ 20/07/2023 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Mức lương cơ sở hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
...

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thống nhất cải cách tiền lương, nâng bậc lương cho toàn bộ CBCCVC và LLVT trong 05 bảng lương mới phải phù hợp với yếu tố gì?
Lao động tiền lương
Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 34: Toàn bộ thông tin cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách ra sao?
Lao động tiền lương
Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
Lao động tiền lương
02 thời điểm thực hiện tăng mức lương đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương chính thức cán bộ công chức viên chức trước và sau cải cách tiền lương: Mức lương nào cao hơn?
Lao động tiền lương
Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất mới, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Thông tư 95: Chính thức có mức tiền thưởng của toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Hoàn thiện bảng lương mới khi cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước dựa trên yếu tố nào?
Lao động tiền lương
Chốt mức tiền lương mới khi cải cách tiền lương cho toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cải cách tiền lương
5,249 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem và tải trọn bộ các văn bản về Lương cơ sở 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào