Tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam như thế nào?
- Giảm trừ gia cảnh có áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh hay không?
- Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân như thế nào?
- Cá nhân là công dân của quốc gia đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần thì tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân như thế nào?
Giảm trừ gia cảnh có áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh hay không?
Tại Điều 9 Thông tư 113/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
...
Theo đó, giảm trừ gia cảnh chính là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Giảm trừ gia cảnh sẽ bao gồm 02 phần:
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế;
- Giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc của người nộp thuế.
Như vậy, theo khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC, từ kỳ tính thuế thu nhập cá nhân năm 2015, giảm trừ gia cảnh chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công không còn áp dụng với thu nhập từ kinh doanh như trước.
Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân như thế nào?
Tại điểm c.1.1 khoản 1 Điều 9 Thông tư 113/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
...
c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
c.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
...
Như vậy, đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế.
Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân là công dân của quốc gia đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần thì tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân như thế nào?
Tại tiểu mục 3 Mục IV Công văn 9188/CTHN-HKDCN năm 2022 có quy định như sau:
IV. MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP
...
3. Các khoản giảm trừ
3.1. Giảm trừ gia cảnh cho bản thân
- Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
- Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân được tính tương ứng với số tháng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân phải khai tại Việt Nam theo quy định.
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
...
Như vậy, cá nhân là công dân của quốc gia đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân được tính tương ứng với số tháng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân phải khai tại Việt Nam theo quy định
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?