Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào?

Cho tôi hỏi đối với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào? Câu hỏi của anh H.B (Long An).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào?

Căn cứ theo Mục 1 TCVN 12231-1:2018 có quy định về đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này như sau:

Các khía cạnh thuộc phạm vi áp dụng

Mục đích của các yêu cầu của tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng thiết kế và các phương pháp kết cấu được sử dụng cung cấp đủ bảo vệ cho người vận hành và khu vực xung quanh khỏi:

- Nguy hiểm điện giật và năng lượng;

- Nguy hiểm cơ học;

- Nguy hiểm nhiệt độ quá mức;

- Cháy lan từ thiết bị;

- Nguy hiểm hóa học;

- Nguy hiểm áp suất âm;

- Các nguy hiểm về chất lỏng, khí và nổ được giải phóng.

CHÚ THÍCH: Nhân viên vận hành phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng cẩn thận hợp lý khi gặp các mối nguy hiểm liên quan đến vận hành, sửa chữa và bảo trì thiết bị này. Dựa trên tiền đề này, tiêu chuẩn này chỉ cung cấp các yêu cầu giới hạn (ví dụ như ghi nhãn hoặc bảo vệ) nhằm bảo vệ nhân viên vận hành khỏi các mối nguy hiểm có thể không rõ ràng ngay cả với các nhân viên đã được đào tạo.

Các khía cạnh không thuộc phạm vi áp dụng

Các khía cạnh không được đề cập trong tiêu chuẩn này bao gồm, nhưng không giới hạn, những điều sau đây:

- Độ tin cậy chức năng, tính năng hoặc các đặc tính khác của thiết bị không liên quan đến an toàn;

- Hiệu quả của bao bì vận chuyển;

- Các yêu cầu về EMC;

- Các yêu cầu lắp đặt, được đề cập trong các quy định quốc gia.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu cho PCE nhằm đảm bảo rằng PCE có thể được lắp đặt theo cách an toàn, bao gồm các yêu cầu dùng cho hướng dẫn lắp đặt đi kèm với sản phẩm.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng trong phạm vi nào?

Căn cứ theo Mục 1 TCVN 12231-1:2018 có quy định về phạm vi áp dụng như sau:

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị chuyển đổi điện (PCE) dùng trong hệ thống quang điện (PV) trong đó cấp độ kỹ thuật đồng nhất về an toàn là cần thiết. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu tối thiểu để thiết kế và chế tạo PCE để bảo vệ chống nguy hiểm điện giật, năng lượng, cháy, cơ và các nguy hiểm khác.

Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu chung áp dụng cho tất cả các kiểu PV PCE. Có các phần bổ sung của tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cho các kiểu bộ chuyển đổi điện khác nhau, ví dụ như TCVN 12231-2:2018 (IEC 62109-2:2011).

Thiết bị thuộc phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến các PCE kết nối vào hệ thống có điện áp mạch nguồn PV lớn nhất không vượt quá 1 500 V một chiều. Thiết bị này cũng có thể được nối vào hệ thống không vượt quá 1 000 V xoay chiều ở mạch nguồn lưới xoay chiều, mạch phụ tải xoay chiều không phải nguồn lưới và các nguồn một chiều khác hoặc các mạch phụ tải như acquy. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho các phụ kiện dùng với PCE trừ trường hợp có sẵn các tiêu chuẩn thích hợp hơn.

Đánh giá PCE theo tiêu chuẩn này bao gồm đánh giá tất cả các tính chất và chức năng kết hợp hoặc có sẵn trong PCE, hoặc được đề cập đến trong tài liệu được cung cấp cùng PCE, nếu các tính chất hoặc chức năng này có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Thiết bị có thể cần áp dụng các yêu cầu khác

Tiêu chuẩn này không được biên soạn để tập trung vào các đặc tính của nguồn điện không phải hệ thống quang điện, ví dụ như tuabin gió, pin nhiên liệu, nguồn máy điện quay, v.v...

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu cho nguồn khác có thể được kết hợp trong bộ TCVN 12231 (IEC 62109) sau này.

Các yêu cầu bổ sung hoặc yêu cầu khác cần cho thiết bị dự kiến sử dụng trong khí quyển nổ (xem bộ TCVN 10888 (IEC 60079)), máy bay, hệ thống lắp đặt trên biển, các ứng dụng điện y tế (xem bộ TCVN 7303 (IEC 60601)) hoặc ở độ cao trên 2 000 m so với mực nước biển.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu được đưa ra để điều chỉnh khoảng cách trong không khí để nâng lên độ cao cao hơn mà không phải các yếu tố khác liên quan đến nâng độ cao, ví dụ như xem xét nhiệt.

Quy định chung trong yêu cầu thử nghiệm chung của an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 12231-1:2018 có quy định như sau:

Thử nghiệm được yêu cầu bởi tiêu chuẩn này để chứng tỏ rằng EUT phù hợp hoàn toàn theo các yêu cầu áp dụng của tiêu chuẩn này. Điều này đưa ra:

- điều kiện chung và yêu cầu chung để thực hiện thử nghiệm;

- một số thử nghiệm thực được yêu cầu thực hiện, trong trường hợp các thử nghiệm này về bản chất nói chung và không liên quan đặc biệt đến một kiểu nguy hiểm cụ thể (ví dụ, thử nghiệm nhiệt).

Các yêu cầu thử nghiệm khác được quy định cho một kiểu nguy hiểm cụ thể nằm trong điều thích hợp trong tiêu chuẩn này.

Thử nghiệm trên các cụm nhỏ của thiết bị đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn viện dẫn liên quan được quy định trong tiêu chuẩn này, và được sử dụng phù hợp với chúng và trong điều kiện không khắc nghiệt hơn các điều kiện được áp dụng trong quá trình thử nghiệm để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn viện dẫn thì không cần phải lặp lại trong quá trình thử nghiệm điển hình của toàn bộ thiết bị.

Để đảm bảo rằng thiết bị không trở nên nguy hiểm ở điều kiện độ ẩm dự kiến, như quy định trong Bảng 4, EUT phải chịu ổn định trước về độ ẩm theo 4.5 trước các thử nghiệm nhất định trong trường hợp được quy định trong tiêu chuẩn này.

Trong trường hợp, giá trị đo được gần với giới hạn phù hợp, phân tích độ không đảm bảo đo phải được thực hiện để xác định sự phù hợp.

Sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này được kiểm tra bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này, ngoài ra, một thử nghiệm có thể được bỏ qua nếu việc kiểm tra thiết bị chứng tỏ một cách chắc chắn rằng thiết bị sẽ đạt thử nghiệm đó.

Các thử nghiệm được thực hiện trong các điều kiện thử nghiệm chuẩn (xem 4.2.2) và các thử nghiệm theo cả hai điều kiện bình thường và sự cố được quy định.

Hệ thống quang điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy định chung trong yêu cầu thử nghiệm chung của an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện là gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện thử nghiệm chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?
Lao động tiền lương
Ghi nhãn trong tiêu chuẩn về an toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng trong phạm vi nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-1:2018 áp dụng cho đối tượng nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hệ thống quang điện
282 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống quang điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống quang điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào