Chủ thầu xây dựng không chịu trả lương cho thợ thì ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả?

Chủ thầu xây dựng không chịu trả lương cho tôi thì ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả? Chủ nhà có trả thay cho chủ thầu xây dựng được không? Câu hỏi của anh Trí ở Bình Chánh

Chủ thầu xây dựng chịu trách nhiệm trả lương cho thợ thay chủ nhà đúng không?

Căn cứ tại Điều 100 Bộ luật Lao động 2019, quy định cụ thể như sau:

Trả lương thông qua người cai thầu
1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân thủ quy định của pháp luật về trả lương, an toàn, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi cho người lao động.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, chủ nhà thay vì trực tiếp sử dụng lao động thì có thể sử dụng lao động thông qua người cai thầu (chủ thầu xây dựng).

Theo đó, việc trả lương cho thợ không nhất thiết phải do chủ nhà trực tiếp trả mà có thể trả thông qua người cai thầu (chủ thầu xây dựng) nếu đáp ứng các điều kiện.

Chủ thầu xây dựng không chịu trả lương cho thợ thì ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả?

Chủ thầu xây dựng không chịu trả lương cho thợ thì ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả? (Hình từ Internet)

Chủ thầu xây dựng không chịu trả lương cho thợ thì ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả?

Dù người cai thầu (chủ thầu xây dựng) có vai trò thay người sử dụng lao động quản lý, điều hành người lao động nhưng khi có tranh chấp phát sinh xảy ra thì người cai thầu lại không phải là chủ thể trực tiếp trong quan hệ lao động.

Mà chủ thể trực tiếp trong quan hệ lao động lúc này là người sử dụng lao động và người lao động.

Căn cứ khoản 2 Điều 100 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì:

- Trong trường hợp chủ thầu xây dựng không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho thợ thì thợ có thể yêu cầu chủ nhà phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác cho mình.

- Trong trường hợp này, sau khi trả lương cho thợ, chủ nhà có quyền: yêu cầu chủ thầu xây dựng đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chủ thầu xây dựng không trả lương cho thợ thì chủ nhà phải chịu trách nhiệm trả lương đúng hạn theo pháp luật quy định.

Không trả lương đúng thời hạn cho thợ theo thỏa thuận thì có bị xử phạt không?

Căn cứ Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Nếu không trả lương theo thỏa thuận trong hợp đồng, có thể sẽ chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính vi phạm quy định về tiền lương như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, trường hợp chủ nhà/chủ thầu xây dựng không trả lương cho thợ đúng hạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo số lượng thợ vi phạm như trên.

Khi có xảy ra tranh chấp về tiền lương thì bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải, nếu:

- Hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng;

- Hòa giải không thành;

- Hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.

Thì người thợ có thể tiến hành thủ tục khởi kiện tại Toàn án theo quy định Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).

Trả lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức xử phạt đối với công ty chậm trả lương cho nhân viên?
Lao động tiền lương
Người lao động có được ủy quyền cho người thân nhận hộ tiền lương hay không?
Lao động tiền lương
Trả lương bằng ngoại tệ cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được không?
Lao động tiền lương
Tỷ giá chuyển đổi tiền Thái sang đồng Việt Nam ra sao? Có được dùng ngoại tệ để trả lương cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Trả lương cho người lao động Việt Nam bằng tiền Thái có được không?
Lao động tiền lương
Khi trả lương cho người lao động đảm bảo những vấn đề nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng không quy định về việc trả lương ngày nghỉ lễ thì công ty có phải trả lương ngày nghỉ lễ cho NLĐ không?
Lao động tiền lương
Công ty nợ lương nhân viên bao lâu thì phải trả lãi?
Lao động tiền lương
NLĐ từ chối làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương cho người lao động cập nhật mới nhất năm 2024?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trả lương
1,493 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trả lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào