Thuyền viên có nồng độ cồn khi đang làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa sẽ bị cấm đúng không?
- Thuyền viên có nồng độ cồn khi đang làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa sẽ bị cấm đúng không?
- Các chức danh của thuyền viên trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm những chức danh nào?
- Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm những loại nào?
Thuyền viên có nồng độ cồn khi đang làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa sẽ bị cấm đúng không?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.
...
4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
...
7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.
9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.
11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
Theo đó, thuyền viên đang làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa mà có nồng độ cồn thì sẽ bị pháp luật cấm.
Thuyền viên có nồng độ cồn khi đang làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa sẽ bị cấm đúng không? (Hình từ Internet)
Các chức danh của thuyền viên trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm những chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên như sau:
Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
...
Theo đó, các chức danh của thuyền viên trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm những loại nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 và có từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng có thời hạn 05 năm và được phân hạng như sau:
a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và hạng tư;
b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì và hạng ba.
2. Chứng chỉ chuyên môn bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?