Thực hiện tra cứu số BHXH trên ứng dụng VssID như thế nào?
Thực hiện tra cứu số BHXH trên ứng dụng VssID như thế nào?
Trong quá trình người lao động làm thủ tục giấy tờ cần điền số BHXH mà không nhớ thì có thể thực hiện tra cứu số BHXH trên ứng dụng VssID.
Đối với người tham gia BHXH đã có tài khoản BHXH dùng để đăng nhập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc ứng dụng VssID-BHXH số thì dãy số tài khoản đăng nhập VssID chính là "mã số BHXH" và cũng là số sổ BHXH.
Lưu ý: Với ứng dụng VssID, cá nhân cần phải có mã số BHXH của mình để thực hiện đăng nhập hệ thống. Do đó, khi thực hiện tra cứu mã số BHXH trên VssID chính là tra cứu số BHXH cho người khác chứ không phải cho cá nhân đó.
Các bước thực hiện tra cứu số BHXH trên ứng dụng VssID như sau:
Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng cách điền tên đăng nhập là mã BHXH và mật khẩu.
Bước 2: Nhấn chọn “Tra cứu” để màn hình chuyển sang giao diện Tra cứu trực tuyến.
Bước 3: Tại giao diện Tra cứu trực tuyến, nhấn chọn ”Tra cứu mã số BHXH”.
Bước 4: Điền các thông tin do hệ thống yêu cầu và nhấn chọn “Tìm kiếm” để nhận kết quả tra cứu.
Đối với thiết bị điện thoại của cá nhân sau khi đăng nhập tài khoản thành công ứng dụng sẽ tự động lưu lại dãy số tài khoản đăng nhập cho những lần dùng sau đó. Người lao động để sử dụng ứng dụng chỉ cần điền mật khẩu hoặc chọn đăng nhập sử dụng dấu vân tay là được.
Thực hiện tra cứu số BHXH trên ứng dụng VssID như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động có bao nhiêu mã số BHXH?
Tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
2.14. Tên Tổ nghiệp vụ của BHXH huyện tại Văn bản này là Tên nghiệp vụ theo quy định của BHXH Việt Nam (bao gồm cả các Tổ nghiệp vụ gộp nhiều chức năng, nhiệm vụ).
2.15. Các Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm, Tiết và Mẫu biểu dẫn chiếu trong Văn bản này mà không ghi rõ nguồn thì được hiểu là của Văn bản này.
Theo đó, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất mà cơ quan BHXH cấp cho người tham gia, không trùng lặp với bất cứ ai. Mã số này sẽ ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, mỗi người lao động chỉ có duy nhất 01 mã số BHXH.
Người lao động cần làm gì khi có 2 mã số BHXH?
Mặc dù, pháp luật quy định mỗi người chỉ có duy nhất 01 mã số BHXH nhưng do làm việc tại nhiều nơi và đăng ký tham gia BHXH đồng thời bằng cả Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân nên tình trạng một người có từ 02 mã số BHXH hiện nay không hề hiếm gặp.
Tại khoản 2 Điều 46 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có nêu rõ:
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
...
2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.
3. Người lao động có sổ BHXH bảo lưu quá trình đóng kể cả do BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp, đăng ký tham gia tiếp hoặc giải quyết chế độ. Phòng/Tổ quản lý thu có trách nhiệm cập nhật dữ liệu, đối chiếu nội dung đã ghi trên sổ BHXH với dữ liệu quá trình đóng do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân cung cấp.
4. Sổ BHXH của người lao động di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp.
5. Thẩm quyền ký trên sổ BHXH
5.1. Giám đốc BHXH tỉnh, huyện quét chữ ký trong phần mềm để in sổ BHXH.
5.2. Giám đốc BHXH tỉnh, huyện chịu trách nhiệm về việc quản lý con dấu theo quy định hiện hành của BHXH Việt Nam.
Theo đó, việc cá nhân sở hữu cùng lúc nhiều mã số BHXH sẽ không được giải quyết các quyền lợi về BHXH.
Lúc này, người lao động có từ 2 số BHXH trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số bảo hiểm xã hội duy nhất để cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?