Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được kéo dài tối đa bao lâu?
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được kéo dài tối đa bao lâu?
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.
Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Đồng thời, đối với các đối tượng thuộc trường hợp trong thời gian không được xử lý kỷ luật theo khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được kéo dài tối đa bao lâu?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động?
Căn cứ tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Theo đó, những hành vi sau đây bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:
- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
- Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Mẫu quyết định xử lý kỷ luật lao động mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 cùng các văn bản liên quan không quy định về mẫu quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Do đó, người sử dụng lao động có thể tự soạn thảo quyết định xử lý kỷ luật lao động nhưng phải đảm bảo về mặt hình thức và đầy đủ nội dung.
Có thể tham khảo mẫu quyết định xử lý kỷ luật lao động sau đây:
Tải mẫu quyết định xử lý kỷ luật lao động: Tại đây
- Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSTW và NSĐP để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thế nào theo Thông tư 01?
- Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?
- Chính thức nâng lương trong 07 bảng lương theo mức lương cơ sở sau tăng 30% cho CBCCVC và LLVT phải phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đúng không?
- Mẫu nội quy lao động mới nhất 2025 được quy định ở Luật, Nghị định nào?