Thời gian tạm ngừng tập sự hành nghề Thừa phát lại là bao lâu?
Thời gian tạm ngừng tập sự hành nghề Thừa phát lại là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Tạm ngừng, chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại
1. Người đang tập sự hành nghề Thừa phát lại được tạm ngừng tập sự trong trường hợp có lý do chính đáng. Người có thời gian tập sự 06 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng; người có thời gian tập sự 03 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 01 lần không quá 03 tháng. Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự.
Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng tập sự được tính vào tổng thời gian tập sự, trừ trường hợp đăng ký tập sự lại theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của người tập sự về việc tạm ngừng tập sự và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian tạm ngừng tập sự, Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở để theo dõi việc tạm ngừng tập sự.
...
Theo đó, thời gian tạm ngừng tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định như sau:
- Người có thời gian tập sự 06 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng;
- Người có thời gian tập sự 03 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 01 lần không quá 03 tháng.
Và thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự.
Thời gian tạm ngừng tập sự hành nghề Thừa phát lại là bao lâu?
Có bị chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại nếu hết thời hạn tạm ngừng tập sự mà không tiếp tục tập sự không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Tạm ngừng, chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại
...
2. Người tập sự chấm dứt tập sự trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt tập sự;
b) Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
g) Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
h) Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không tiếp tục tập sự;
i) Bị chấm dứt tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này;
k) Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 6 Điều 8 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP mà vẫn tập sự.
Thời gian tập sự trước khi chấm dứt tập sự không được tính vào tổng thời gian tập sự.
...
Theo đó, người tập sự hành nghề Thừa phát lại bị chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại nếu hết thời hạn tạm ngừng tập sự mà không tiếp tục tập sự.
Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại
Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm:
1. Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại (sau đây gọi là yêu cầu); kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;
2. Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;
3. Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;
4. Kỹ năng lập vi bằng, soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;
5. Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
6. Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;
7. Kỹ năng tổ chức thi hành án;
8. Sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;
9. Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.
Theo đó, nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại là:
- Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;
- Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;
- Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;
- Kỹ năng lập vi bằng và soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;
- Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
- Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;
- Kỹ năng tổ chức thi hành án;
- Sắp xếp và phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;
- Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?
- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tính từ ngày nào?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?