Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: những trường hợp này người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động.
Ngoài ra, người lao động nghỉ việc riêng không thuộc những trường hợp này thì vẫn có thể dùng số ngày nghỉ phép năm của mình để hưởng nguyên lương (khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Căn cứ tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Theo đó, người sử dụng lao động không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng thì bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/10-02-25/Hinh-2902.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-550.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-549.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LA/29.06.2023/nghi-viec-rieng.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-545.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/06-04-2024/hinh-anh-3065.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/BY/14-04-2023/Nghi-viec-rieng-nghi-khong-huong-luong.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/HT/240605/lao-dong-3327.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/laodong-3-281024.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/10-08/chu-de-187.jpg)
- Chỉ tăng lương hưu trong năm 2025 cho các đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất Chính phủ khi kinh tế xã hội thay đổi thế nào?
- Tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 (tăng tiền lương khu vực công) theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp nào?
- CBCCVC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 về tinh giản biên chế không? Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với CBCCVC nào?
- Thống nhất lương mới trong chính sách cải cách tiền lương của CBCCVC không thấp hơn mức lương nào?
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?