Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được tính trong khoảng thời gian nào?

Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được tính trong khoảng thời gian nào? Lao động nam có được bảo đảm việc làm khi quay lại làm việc sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản không? Câu hỏi của anh T.P (Hà Nội).

Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được tính trong khoảng thời gian nào?

Tại điểm d khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
...

Theo quy định trên, khi vợ sinh con và lao động nam đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng thai sản thì lao động nam được nghỉ như sau:

- 05 ngày làm việc;

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý: Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được tính trong khoảng thời gian nào?

Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được tính trong khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)

Mức hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con mà lao động nam được nhận là bao nhiêu?

Tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
...

Theo quy định trên thì mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam có vợ sinh con sẽ được tính như sau:

Tiền thai sản = 100% x (mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội : 24) x Số ngày nghỉ hưởng chế độ.

Trong đó mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Lao động nam có được bảo đảm việc làm khi quay lại làm việc sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản không?

Tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản
Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 5 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:

Nghỉ thai sản
...
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thì được bảo đảm công việc cũ.

Nghỉ thai sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đang nghỉ thai sản, nhờ người nộp hồ sơ thất nghiệp được không?
Lao động tiền lương
Nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ nghỉ thai sản được hưởng bao nhiêu phần trăm lương?
Lao động tiền lương
Đang nghỉ thai sản thì có được nhận tiền thưởng Tết hay không?
Lao động tiền lương
Nghỉ thai sản có được tính thêm lương ngày Tết hay không?
Lao động tiền lương
Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản thì NLĐ có được tính hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ thai sản không được tính đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ thai sản có bị trừ phép năm hay không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản phải làm việc với mức lương thấp hơn có đúng không?
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ thai sản có được xét nâng bậc lương trước thời hạn của cán bộ, công chức, viên chức không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ thai sản
353 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào