Thời gian làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển là thời gian nào?
- Thời gian làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển là thời gian nào?
- Những trường hợp đặc biệt nào người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển không được từ chối làm thêm giờ?
- Người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển được nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương mấy ngày trong năm?
Thời gian làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển là thời gian nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đối với người lao động làm việc thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc thời gian làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này đối với người lao động làm việc không thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ.
2. Tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm của người lao động không quá 14 giờ/ngày; số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 300 giờ/năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Như vậy, thời gian làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển bao gồm những thời gian sau:
- Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT.
- Thời gian làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT.
Thời gian làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển là thời gian nào? (Hình từ Internet)
Những trường hợp đặc biệt nào người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển không được từ chối làm thêm giờ?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
1. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sắp xếp cho người lao động nghỉ bù tương ứng thời gian làm thêm vào thời gian nghỉ giữa phiên làm việc.
Trường hợp không thể sắp xếp cho người lao động nghỉ bù thì người sử dụng lao động phải trả lương và các chế độ làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt phải tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển không được từ chối làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt sau:
- Người lao động thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Người lao động thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển được nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương mấy ngày trong năm?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định như sau:
Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được bố trí nghỉ Lễ, Tết; nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 112 và Điều 115 Bộ luật Lao động.
2. Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Như vậy, người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển được nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương 11 ngày trong năm.
Riêng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì được nghỉ thêm 02 ngày. Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển tại Việt Nam được nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương 13 ngày trong năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?