Thời gian làm thêm giờ của người lao động làm việc thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển là thời gian nào?
- Thời gian làm thêm giờ của người lao động làm việc thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển là thời gian nào?
- Việc tổ chức làm thêm giờ phải cần sự đồng ý của người lao động về những nội dung gì?
- Người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ trên các công trình dầu khí trên biển mà không được sự đồng ý của người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Thời gian làm thêm giờ của người lao động làm việc thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển là thời gian nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đối với người lao động làm việc thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc thời gian làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này đối với người lao động làm việc không thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ.
2. Tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm của người lao động không quá 14 giờ/ngày; số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 300 giờ/năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Như vậy, thời gian làm thêm giờ của người lao động làm việc thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển bao gồm những thời gian sau:
- Thời gian làm việc ngoài ca làm việc Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BCT.
- Thời gian làm việc ngoài phiên làm việc quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BCT.
Thời gian làm thêm giờ của người lao động làm việc thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển là thời gian nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức làm thêm giờ phải cần sự đồng ý của người lao động về những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BCT, việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến Điều 59 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, việc tổ chức làm thêm giờ phải cần sự đồng ý của người lao động về những nội dung sau: Thời gian làm thêm; địa điểm làm thêm và công việc làm thêm.
Lưu ý: Trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 không cần sự đồng ý của người lao động bao gồm:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ trên các công trình dầu khí trên biển mà không được sự đồng ý của người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ trên các công trình dầu khí trên biển mà không được sự đồng ý của người lao động sẽ bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động là cá nhân.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động là tổ chức.
Lưu ý: Trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?