Thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp là bao lâu?
Thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp là bao lâu?
Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định như sau:
Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT, cụ thể:
Xem chi tiết Danh mục Thời gian và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp: Tại đây
Thời điểm hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Tương tự như chế độ tai nạn lao động, theo Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi điều trị xong, ra viện hoặc khi có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Đối với người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng tính từ tháng được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
(1) Về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Theo quy định tại Điều 58 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, để được hưởng các quyền lợi nêu trên, người lao động phải có hồ sơ gồm các giấy tờ:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập.
Trường hợp bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định 120/2008/QĐ-TTg.
- Giấy ra viện nếu điều trị nội trú sau khi điều trị ổn định; Giấy khám hoặc Phiếu hội chẩn nếu điều trị ngoại trú.
Đối với người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính).
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động lập (theo mẫu số 05-HSB).
(2) Về thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Theo quy định tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
Đối với bảo hiểm bệnh nghề nghiệp
- Người mắc bệnh nghề nghiệp chuẩn bị đủ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên.
- Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho người lao động.
Đối với trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh
- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định chưa phục hồi, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động.
- Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận tiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động tổ chức chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
Lưu ý: Về thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa
Điều 14 Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định:
Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa
Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.
Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp từ quỹ của người sử dụng lao động là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ các chi phí sau:
- Kịp thời tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bệnh nghề nghiệp.
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:
+ Phần chi phí đồng chi trả và các chi phí không trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia BHYT.
+ Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 5%.
+ Toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT.
- Trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động.
- Bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.
+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.
- Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm khả năng lao động.
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
- Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?