Thời gian họp có được xem là thời giờ làm việc hay không?

Tôi muốn hỏi thời gian họp có được xem là thời gian làm việc hay không? Câu hỏi của chị Ly (Hải Dương)

Thế nào là thời gian làm việc bình thường của một người lao động?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian làm việc như sau:

Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Như vậy, thời gian làm việc của một người lao động được xem là làm việc bình thường là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Thời gian họp có được xem là thời giờ làm việc hay không?Thời gian họp có được xem là thời gian làm việc hay không?

Thời gian họp có được xem là thời gian làm việc hay không?

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
...
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, theo quy định nêu trên trong thời gian hội họp do yêu cầu của công ty thì thời gian này vẫn được xem là thời giờ làm việc được hưởng lương.

Nếu do họp mà kéo dài thời gian làm việc thì có được tính là thời gian làm thêm giờ?

Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:

Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, thời gian làm việc được xem là làm thêm giờ khi người lao động làm vào khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Và như phân tích ở trên, thời gian họp được xem là thời gian làm việc của người lao động. Do đó việc sử dụng người lao động họp thêm giờ thì được xem là khoảng thời gian làm thêm giờ.

Thời giờ làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò là bao lâu?
Lao động tiền lương
Khi nào giảm giờ làm của người lao động xuống dưới 48 giờ/tuần?
Lao động tiền lương
Thời giờ làm việc trong hợp đồng lao động trái pháp luật thì toàn bộ hợp đồng có bị vô hiệu không?
Lao động tiền lương
Có cần quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày vào nội quy lao động hay không?
Lao động tiền lương
Mẫu thông báo thay đổi giờ làm việc của công ty mới nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Người lao động 1 tháng làm việc bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Thay đổi thời giờ làm việc có cần phải kí kết lại hợp đồng lao động mới không?
Lao động tiền lương
Đề xuất giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Đề xuất giảm số giờ làm việc tối đa mỗi tuần của người lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Giờ làm việc bệnh viện trên toàn quốc trong thời gian hành chính là khi nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thời giờ làm việc
2,296 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thời giờ làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thời giờ làm việc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào