Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của cán bộ, công chức nữ là bao lâu?
Đâu là những cán bộ, công chức nữ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn?
Tại Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:
a) Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;
b) Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c) Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
d) Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;
e) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;
g) Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
h) Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
i) Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
k) Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;
l) Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
m) Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
n) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
o) Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
p) Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
q) Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
2. Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Theo đó, cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây sẽ được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn:
- Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;
- Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;
- Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
- Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
- Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
- Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của cán bộ, công chức nữ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của cán bộ, công chức nữ là bao lâu?
Tại Điều 4 Nghị định 83/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Theo đó, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của cán bộ, công chức nữ giữ chức vụ quản lý không được vượt quá 60 tuổi.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của công chức nữ không quá 60 tuổi.
Độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức nữ bình thường là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cán bộ, công chức 2008 và khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008, độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức được xác định theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Dẫn chiếu đến quy định về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức nữ bình thường vào năm 2024 là 56 tuổi 4 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng.
Lưu ý: Độ tuổi này áp dụng đối với cán bộ, công chức làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Đồng thời, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?