Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu quyền lợi các bên được xử lý như thế nào?
- Công ty thể thỏa thuận về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể không?
- Trường hợp nào thỏa ước lao động tập thể được xem là vô hiệu?
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu quyền lợi các bên được xử lý như thế nào?
- Công ty tiếp tục thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu bị xử phạt như thế nào?
Công ty thể thỏa thuận về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể không?
Căn cứ theo Điều 78 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn và hiệu lực của thỏa ước như sau:
Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Theo đó, thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực tại thời điểm ký kết, trừ trường hợp trong thỏa ước có quy định về thời điểm cụ thể khác.
Thời hạn của thỏa ước là 01 đến 03 năm. Lưu ý rằng thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Đồng thời công ty cũng quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu được xử lý như thế nào?
Trường hợp nào thỏa ước lao động tập thể được xem là vô hiệu?
Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 có nêu về thoả ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy thỏa ước lao động tập thể vô hiệu khi thuộc trường hợp sau đây:
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần: khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp bao gồm:
- Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
- Người ký kết không đúng thẩm quyền;
- Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu quyền lợi các bên được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 88 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Như vậy, khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể vô hiệu sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Công ty tiếp tục thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa ước lao động tập thể, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
a) Từ chối thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;
b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;
c) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy công ty vẫn thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?