Thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện thì có bị xử phạt không?
Thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể như sau:
Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng; ký kết; sửa đổi, bổ sung; gửi; công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Cung cấp thông tin không đúng thời hạn theo quy định hoặc cung cấp thông tin sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
d) Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không bố trí thời gian, địa điểm hoặc các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
a) Từ chối thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;
b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;
c) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu mà doanh nghiệp vẫn thực hiện thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện thì có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào?
Theo Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu cụ thể như sau:
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
- Người ký kết không đúng thẩm quyền;
- Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể không?
Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn và hiệu lực của thỏa ước như sau:
Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Theo đó, thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực tại thời điểm ký kết, trừ trường hợp trong thỏa ước có quy định về thời điểm cụ thể khác.
Thời hạn của thỏa ước là 01 đến 03 năm. Lưu ý rằng thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?