Theo dõi sức khỏe thường xuyên đối với lực lượng Công an nhân dân như thế nào?
Theo dõi sức khỏe thường xuyên đối với lực lượng Công an nhân dân như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định thì việc theo dõi sức khỏe thường xuyên đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Công an nhân dân thực hiện như sau:
- Công tác theo dõi sức khỏe thường xuyên được thực hiện như sau
Các cơ sở y tế Công an nhân dân tiến hành kiểm tra sức khỏe ban đầu, lập hồ sơ sức khỏe, theo dõi tình hình sức khỏe và xử trí cấp cứu, điều trị kịp thời đối với những trường hợp bị bệnh, bị thương, tai nạn trong công tác, chiến đấu và sinh hoạt;
Đặc biệt chú ý đến những người có phân loại sức khỏe loại IV, V hoặc loại C, D; người có bệnh cần chữa trị dài ngày; bệnh nghề nghiệp hoặc thay đổi sức khỏe do tuổi tác, tiếp xúc với các yếu tố có hại có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người công tác ở vùng sâu, vùng xa để thực hiện các biện pháp dự phòng, điều trị thích hợp.
- Các cơ sở y tế Công an nhân dân căn cứ kết quả theo dõi sức khỏe thường xuyên để xác định chế độ, phương pháp luyện tập, rèn luyện, thực hiện các biện pháp phòng ngừa; đề xuất bố trí công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe của đối tượng khám sức khỏe định kỳ và quản lý sức khỏe bao gồm:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; công nhân Công an;
+ Học sinh đang học văn hóa bậc Trung học phổ thông tại Trường Văn hóa;
+ Học viên Công an nhân dân đang theo học tại các trường trong và ngoài Công an nhân dân được hưởng sinh hoạt phí;
+ Học viên là cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương được cử đi học tại các trường Công an nhân dân hoặc các trường ngoài ngành Công an;
+ Lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
- Cán bộ, chiến sĩ khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong và ngoài ngành Công an phải có trách nhiệm cung cấp kết quả khám chữa bệnh cho cơ sở y tế Công an thuộc quyền quản lý.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên đối với lực lượng Công an nhân dân như thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý, chăm sóc sức khỏe lực lượng Công an nhân dân theo nguyên tắc gì?
Theo Điều 18 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định thì nguyên tắc quản lý, chăm sóc sức khỏe lực lượng Công an nhân dân gồm:
- Tiến hành chủ động, thường xuyên, kịp thời, có sự phân cấp rõ ràng và tuân thủ đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật trong quản lý và chăm sóc sức khỏe.
- Chủ động phối hợp với cơ sở y tế quân y, dân y trong công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ.
- Giữ bí mật thông tin về tình hình sức khỏe và thông tin cá nhân của cán bộ, chiến sĩ được ghi trong hồ sơ sức khỏe.
- Công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe được thực hiện đồng bộ, liên tục các hoạt động: theo dõi sức khỏe thường xuyên; quản lý bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh nghề nghiệp (nếu có); kiểm tra sức khỏe khi cần thiết; truyền thông giáo dục sức khỏe; khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ sức khỏe.
- Bắt buộc khám sức khỏe định kỳ đối với tất cả cán bộ, chiến sĩ do cơ sở y tế Công an nhân dân chủ trì tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư 62/2023/TT-BCA.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe khi cần thiết đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân đối với trường hợp nào?
Theo Điều 21 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định thì trong các trường hợp cần thiết các cơ sở y tế Công an nhân dân tiến hành kiểm tra sức khỏe cho các đối tượng sau:
- Cán bộ, chiến sĩ sau đợt điều trị tại bệnh viện tuyến trên để nắm tình hình sức khỏe hiện tại; xác định các biện pháp điều trị dự phòng tiếp theo và chỉ định chuyên môn.
- Cán bộ, chiến sĩ làm việc, tiếp xúc với các yếu tố dịch tễ có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm hoặc tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Cán bộ, chiến sĩ có phân loại sức khỏe loại 4, 5 hoặc loại C, D.
- Cán bộ, chiến sĩ tham dự các đợt huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao và theo yêu cầu công tác.
- Cán bộ, chiến sĩ trước khi nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí.
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?