Thanh tra viên cao cấp quốc phòng được nhận mức lương là bao nhiêu?
Thanh tra viên cao cấp quốc phòng có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quyết định 31/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên cao cấp
1. Chức trách
Thanh tra viên cao cấp có trách nhiệm tham mưu trực tiếp giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thanh tra và các nhiệm vụ khác; được giao chủ trì hoặc phối hợp thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều đơn vị trong và ngoài Quân đội; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, đề xuất chương trình công tác, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng;
b) Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng được giao;
c) Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý đối với các cơ quan, đơn vị, các ngành hoặc các địa phương;
d) Chủ trì hoặc tham gia tổng kết, đánh giá các cuộc thanh tra có quy mô lớn, phức tạp, cuộc thanh tra diện rộng được giao;
đ) Chủ trì, tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên, thanh tra viên chính;
e) Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật thanh tra;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra giao.
...
Như vậy, Thanh tra viên cao cấp quốc phòng có trách nhiệm tham mưu trực tiếp giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thanh tra và các nhiệm vụ được quy định như trên.
Thanh tra viên cao cấp quốc phòng được nhận mức lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên cao cấp quốc phòng được nhận mức lương là bao nhiêu?
Mức lương của Thanh tra viên cao cấp quốc phòng (công chức loại A3) sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Theo đó, Thanh tra viên cao cấp quốc phòng được áp dụng bảng lương công chức loại A2, từ hệ số lương 6.20 đến hệ số lương 8.00.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Thanh tra viên cao cấp quốc phòng được tính như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, Thanh tra viên cao cấp quốc phòng sẽ nhận mức lương là: 11.160.000 đồng/tháng và 14.400.000 đồng/tháng.
Thanh tra viên cao cấp quốc phòng phải đáp ứng yêu cầu về trình độ và năng lực như thế nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 7 Quyết định 31/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên cao cấp
...
3. Năng lực
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, điều lệnh kỷ luật của Quân đội; có kiến thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại;
b) Có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững quy trình, nghiệp vụ công tác thanh tra;
c) Am hiểu kiến thức pháp luật; tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế;
d) Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao; có khả năng đảm nhận trách nhiệm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực;
đ) Chủ trì nghiên cứu, tổng kết lý luận về công tác thanh tra; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng;
e) Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên, thanh tra viên chính.
4. Yêu cầu trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
b) Tốt nghiệp đào tạo cao cấp tham mưu tác chiến chiến dịch - chiến lược tại Học viện Quốc phòng;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên cao cấp;
d) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức; hoặc có chứng chỉ hoặc chứng nhận biết tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ;
g) Đã được bổ nhiệm thanh tra viên chính ít nhất 06 năm, trừ trường hợp đã qua cương vị chỉ huy cấp sư đoàn và cương vị công tác tương đương hoặc sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ đang giữ ngạch tương đương ngạch thanh tra viên cao cấp chuyển sang cơ quan thanh tra.
Theo đó, người giữ chức vụ Thanh tra viên cao cấp quốc phòng cần đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ và năng lực theo quy định như trên.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?