Thành phố nào ở Việt Nam có tên phường đặt theo số La Mã? Mức lương thấp nhất đang áp dụng tại đây là bao nhiêu?
Thành phố nào ở Việt Nam có tên phường đặt theo số La Mã?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 34/NQ-CP năm 2010 quy định như sau:
Thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh.
Thành phố Vị thanh có diện tích tự nhiên 11.867,74 ha và 97.222 nhân khẩu, 09 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: I, III, IV, V, VII và các xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến.
Địa giới hành chính thành phố Vị Thanh: Đông giáp huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang; Tây giáp huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; Nam giáo huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang và huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang có tên phường đặt theo số La Mã.
Cụ thể, thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang có các phường gồm: phường I, phường III, phường IV, phường V, phường VII.
Thành phố nào ở Việt Nam có tên phường đặt theo số La Mã? Mức lương thấp nhất đang áp dụng tại đây là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương thấp nhất đang áp dụng tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang là bao nhiêu?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang đang được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 3.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu của các vùng hiện nay cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Như vậy, người lao động làm việc tại thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang đang được áp dụng mức lương tối thiểu là 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ.
Trả cho người lao động mức lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức tiền sau đây khi trả lương cho người lao động với mức thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định:
- Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
- Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
- Đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
(Theo nguyên tắc mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?