Tháng 10 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 10 âm lịch?
Tháng 10 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào?
Năm 2023, tháng 10 âm lịch sẽ có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 13 tháng 11 dương lịch đến hết ngày 12 tháng 12 dương lịch. Một số ngày lễ trong tháng 10 âm lịch gồm:
Tết Thường Tân (10/10 âm lịch)
Lễ mừng mùa gặt lúa của người nông dân được gọi là Tết Thường Tân, là dịp người nông dân tưởng nhớ đến tiên nông đã ban cho sự được mùa, no ấm. Tết Thường Tân diễn ra vào ngày 10 tháng 10 âm lịch, rơi vào ngày 22 /11 theo lịch dương năm 2023.
Tết Hạ Nguyên (15/10 âm lịch)
Tết Hạ Nguyên là một dịp lễ khá cổ xưa, dân gian tương truyền rằng ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, các vị thần trên thiên đình sẽ xuống dân gian thăm thú và xem xét những việc thiện ác rồi về trời bẩm báo lại Ngọc Hoàng.
Người dân thường mua quà bánh biếu ông bà, cha mẹ, dâng mâm cơm lên tổ tiên vào dịp này để bày tỏ lòng biết ơn công đức sinh thành, dưỡng dục. Tết Hạ Nguyên nhằm ngày 15 tháng 10 âm lịch, tức 27/11 năm 2023 theo lịch dương.
Tháng 10 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 10 âm lịch? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 10 âm lịch?
Tháng 10 âm lịch năm 2023 sẽ bắt đầu từ ngày 13 tháng 11 đến hết 12 tháng 12 dương lịch.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, trong tháng 10 âm lịch người lao động sẽ không có ngày nghỉ lễ nào. Do đó, người lao động vẫn sẽ làm việc bình thường trong tháng này.
Lương làm việc vào các ngày lễ cho người lao động sẽ được tính như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Vào các dịp lễ người lao động có được thưởng không?
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, việc thưởng vào dịp lễ hoàn toàn không mang tính bắt buộc mà sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả, tình hình sản xuất, kinh doanh của mình và thực hiện theo Quy chế thưởng do công ty công bố.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?