Thẩm quyền quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc về ai?
Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn:
1. Loại 1 tối đa 14 người.
2. Loại 2 tối đa 12 người.
3. Loại 3 tối đa 10 người.
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
Trong đó, việc phân loại xã loại nào thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 căn cứ vào tổng số điểm đạt được về các tiêu chuẩn: Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và các yếu tố đặc thù khác của đơn vị hành chính đó.
Cụ thể, tại Điều 23 Nghị quyết 1211/2016/ UBTVQH13 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về khung điểm phân loại đơn vị hành chính như sau:
- Xã cấp 1: Tổng số điểm đạt từ 75 điểm trở lên.
- Xã cấp II: Tổng số điểm đạt từ 50 - dưới 75 điểm.
- Xã cấp III: Không đạt khung điểm xác định xã cấp I, cấp II nêu trên.
Lưu ý: Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.
Thẩm quyền quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quy định cụ thể chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về phụ cấp và khoán kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
Phụ cấp và khoán kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
...
2. Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:
a) Quy định chức danh và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại Điều 13 Nghị định này;
b) Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
c) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Theo đó, đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, căn cứ vào quy định trên và khả năng ngân sách của địa phương (từ nguồn cải cách chính sách tiền lương và nguồn Ngân sách của địa phương), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thực hiện các công việc sau:
- Quy định cụ thể chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng hoặc thấp hơn.
- Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định cụ thể chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng những chế độ phụ cấp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP như sau:
Phụ cấp và khoán kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau:
a) Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở;
b) Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở;
c) Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm y tế.
Theo đó, phụ cấp này được hưởng theo hình thức khoán quỹ, trong đó bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế và việc chi trả được thực hiện hàng tháng theo phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là đơn vị hành chính cấp xã).
Loại 1: Khoán quỹ phụ cấp 16,0 lần mức lương cơ sở.
Loại 2: Khoán quỹ phụ cấp 13,7 lần mức lương cơ sở.
Loại 3: Khoán quỹ phụ cấp 11,4 lần mức lương cơ sở.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?