Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về công chức như sau:
Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...
Căn cứ Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân như sau:
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là công chức.
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức? (Hình từ Internet)
Cần đáp ứng điều kiện gì để được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn thẩm phán như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Căn cứ Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cần phải đáp ứng tiêu chuẩn Thẩm phán và các điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được nêu trên.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hưởng mức lương bao nhiêu?
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.
Theo đó Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc nhóm chức danh loại A3, với hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
Ta có công thức tính lương như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc nhóm chức danh loại A3, với hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
- Mức lương cơ sở:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Theo đó lương Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong năm 2023 như sau:
Hệ số lương | Mức lương từ 01/01/2023 - 30/6/2023 (VNĐ) | Mức lương từ 01/7/2023 (VNĐ) |
6,20 | 9.238.000 | 11.160.000 |
6,56 | 9.774.400 | 11.808.000 |
6,92 | 10.310.800 | 12.456.000 |
7,28 | 10.847.200 | 13.104.000 |
7,64 | 11.383.600 | 13.680.000 |
8,00 | 11.920.000 | 14.400.000 |
Theo đó, kể từ 01/7/2023, lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu dẫn đến lương Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cũng gia tăng. Mức lương cao nhất mà Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được nhận có thể trên 14 triệu đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?