Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không?
- Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có phải là công chức hay không?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không?
- Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là bao lâu?
- Độ tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bình thường là bao nhiêu tuổi?
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có phải là công chức hay không?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định như sau:
Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...
Đồng thời, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP như sau:
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không? (Hình từ Internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không?
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
...
2. Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Nghị định này không áp dụng đối với các đối tượng sau:
a) Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;
b) Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này là Ủy viên Trung ương Đảng;
c) Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
Theo đó, công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là bao lâu?
Tại Điều 4 Nghị định 83/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Theo đó, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không được vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Độ tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bình thường là bao nhiêu tuổi?
Tại khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Nghỉ hưu đối với công chức
1. Công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Trước 06 tháng, tính đến ngày công chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày công chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức ra quyết định nghỉ hưu.
Dẫn chiếu đến quy định về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì độ tuổi nghỉ hưu vào năm 2024 là 61 tuổi đối với công chức nam và 56 tuổi 4 tháng đối với công chức nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Lưu ý: Độ tuổi này áp dụng đối với công chức làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Đồng thời, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?