Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ra sao? Tăng trưởng GDP ảnh hưởng thế nào mức lương tối thiểu?

Tăng trưởng GDP ảnh hưởng thế nào mức lương tối thiểu? Tăng trưởng GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 như thế nào?

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ra sao?

Ngày 10/07/2024 ban hành Nghị quyết 108/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Trong đó có nội dung về tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024.

Theo Mục I Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024 quy định thì tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nền tảng để phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả năm 2024.

Tăng trưởng GDP quý II phục hồi mạnh, tăng trưởng GDP tăng 6,93% so với cùng kỳ, tính chung 6 tháng tăng 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (tăng 3,84%), vượt cận trên kịch bản đề ra; trong đó một số địa phương đạt tốc độ tăng trưởng hai con số như: Bắc Giang (14,14%), Khánh Hòa (12,73%), Thanh Hóa (11,5%), Hà Nam (10,35%), Hải Phòng (10,32%), Trà Vinh (10,27%), Hải Dương (10%).

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng, cụ thể chỉ số giá tiêu dùng 06 tháng tăng 4,08%, lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 6%; an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 60% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ trong khi ban hành nhiều giải pháp chính sách tài khóa, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng 160,5 nghìn tỷ đồng; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt trong chỉ tiêu Quốc hội giao.

Vốn đầu tư toàn xã hội quý II tăng 7,5% so với cùng kỳ, tính chung 06 tháng tăng 6,8%. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 29,39% kế hoạch được giao. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, như vậy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 13,1% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng tăng 15,7%; xuất siêu 11,63 tỷ USD. Các vấn đề tồn đọng, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ; công tác quản lý thị trường vàng, xăng dầu, điện... chuyển biến tích cực.

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều tăng trưởng tốt. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 6 tháng tăng 7,54% so với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 8,67%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 đạt 54,7 điểm, cao nhất từ năm 2020 đến nay. Nông nghiệp phát triển ổn định, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 06 tháng tăng 8,6% so với cùng kỳ. Du lịch phục hồi mạnh; 6 tháng đạt 8,8 triệu lượt khách, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Phát triển doanh nghiệp xu hướng tích cực; tính chung 06 tháng, có gần 120 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Công tác an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện; tỷ lệ hộ dân đánh giá có thu nhập không thay đổi và tăng lên trong tháng 6 đạt 95,6%, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Thực hiện các chính sách ưu đãi người có công, giảm nghèo, bảo trợ xã hội với tổng giá trị khoảng 31 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho người dân gần 21,3 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt. Các chương trình tín dụng chính sách trong 6 tháng đã hỗ trợ vay vốn cho 1,4 triệu đối tượng, tạo việc làm cho khoảng 406 nghìn lao động. Cả nước có 6.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 78%; 22 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đã tích lũy khoảng 700 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước để sử dụng cho tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 với lộ trình phù hợp.

Như vậy tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 cụ thể như sau:

- Tăng trưởng GDP quý II phục hồi mạnh, tăng trưởng GDP tăng 6,93% so với cùng kỳ.

- Tính chung 6 tháng thì tăng trưởng GDP tăng 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (tăng 3,84%), vượt cận trên kịch bản đề ra;

- Một số địa phương đạt tốc độ tăng trưởng GDP hai con số như: Bắc Giang (14,14%), Khánh Hòa (12,73%), Thanh Hóa (11,5%), Hà Nam (10,35%), Hải Phòng (10,32%), Trà Vinh (10,27%), Hải Dương (10%).

 Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ra sao? Tăng trưởng GDP ảnh hưởng thế nào mức lương tối thiểu? (Hình từ Internet)

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ra sao? Tăng trưởng GDP ảnh hưởng thế nào mức lương tối thiểu? (Hình từ Internet)

Tăng trưởng GDP ảnh hưởng thế nào mức lương tối thiểu?

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó tăng trưởng GDP là yếu tố đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, đây là một trong những căn cứ tác động đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động.

Mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ từ ngày 1/7/2024 đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Tăng trưởng GDP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tăng trưởng GDP quý 2 năm 2024 của Việt Nam tăng 6,93% so với cùng kỳ đúng không? GDP ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động Việt Nam như thế nào?
Lao động tiền lương
Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5 - 7% đúng không? Mức lương tối thiểu có bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng GDP không?
Lao động tiền lương
GDP là gì? GDP ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động Việt Nam như thế nào?
Lao động tiền lương
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam như thế nào? Tăng trưởng GDP và mức lương tối thiểu có liên hệ gì với nhau?
Lao động tiền lương
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ra sao? Tăng trưởng GDP ảnh hưởng thế nào mức lương tối thiểu?
Lao động tiền lương
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5%? Lao động có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế quốc gia?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tăng trưởng GDP
136 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tăng trưởng GDP
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào