Tăng lương hưu từ 1/7/2024 do tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động phải không?
Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động tăng lên bao nhiêu từ 1/7/2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì từ 1/7/2024 mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động tăng lên như sau:
- Vùng 1 tăng lên 4.960.000 đồng/tháng;
- Vùng 2 tăng lên 4.410.000đồng/tháng;
- Vùng 3 tăng lên 3.860.000đồng/tháng;
- Vùng 4 tăng lên 3.450.000đồng/tháng.
Tải bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu đồng: Tại đây.
Xem thêm:
>>> Lương hưu tháng 8 2024 của người lao động được tăng 15% là bao nhiêu?
>>> Không cải cách tiền lương nhưng tiền lương vẫn tăng, vì sao?
>>> Cải cách tiền lương: Hoãn hay không bao giờ cải cách?
>>> File Excel tra cứu nhanh mức lương tối thiểu 2024 của người lao động như thế nào?
Tăng lương hưu từ 1/7/2024 do tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động phải không? (Hình từ Internet)
Tăng lương hưu từ 1/7/2024 do tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động phải không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì tiền lương hưu của người lao động sẽ được tính như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, mức lương hưu hằng tháng phụ thuộc vào tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.Theo đó, sau khi có mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 thì người sử dụng lao động phải rà soát lại chế độ tiền lương của NLĐ trong hợp đồng lao động và điều chỉnh cho phù hợp với mức lương tối thiểu. Cụ thể, việc điều chỉnh phải đảm bảo mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Có thể thấy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng, những người lao động được điều chỉnh tăng lương sau thời điểm 1/7/2024 sẽ có mức lương hưu hằng tháng tăng nếu tỷ lệ lương hưu hằng tháng không thay đổi.
Như vậy, tăng lương hưu từ 1/7/2024 do tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động được điều chỉnh tăng lương.
Những người nghỉ hưu trước 1/7/2024 sẽ được tăng lương hưu thêm 15% đúng không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định như sau:Tăng
Thời điểm và mức điều chỉnh
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
3. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Theo đó, những người nghỉ hưu trước 1/7/2024 sẽ được tăng lương hưu thêm 15% trên mức lương hưu tháng 6/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?