Tăng lên mức 4.1% đối với tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong khu vực thành thị quý 2 năm 2024 đúng không?
Tăng lên mức 4.1% đối với tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong khu vực thành thị quý 2 năm 2024 đúng không?
Trong đó theo Mục 6 Thông cáo báo chí thì tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam thường dao động ở mức 4%. Tỷ lệ này tăng rất nhanh từ thời điểm quý 1 năm 2020 và đạt mức cao kỷ lục là 10,4% vào quý 3 năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Khi các hoạt động kinh tế – xã hội được khôi phục, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm nhanh từ 10,4% xuống còn 3,9% vào quý 4 năm 2022. Tỷ lệ này có dấu hiệu tăng trở lại vào quý 1 năm 2023 (4,5%) và giữ mức 4,2% vào quý 2 năm 2024 (tương ứng với khoảng 2,2 triệu người).
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý 2 năm 2024 của khu vực thành thị là 4,1% và khu vực nông thôn là 4,3%. So với quý trước, tỷ lệ này ở khu vực thành thị tăng 0,2 điểm phần trăm và khu vực nông thôn giảm 0,4 điểm phần trăm. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi (chiếm 49%). Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 4,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 4% giảm 0,3 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 4,5%, không đổi.
Như vậy, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý 2 năm 2024 của khu vực thành thị là 4,1%, so với quý 1 năm 2024, tỷ lệ này ở khu vực thành thị tăng 0,2 điểm phần trăm.
Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024: TẢI VỀ.
Tăng lên mức 4.1% đối với tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong khu vực thành thị quý 2 năm 2024 đúng không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp không sử dụng lao động có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
...
Theo đó, có thể hiểu người sử dụng lao động là tổ chức/cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như đã nêu ở trên, báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động là những doanh nghiệp có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn mới nhất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Mục 1 Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ năm 2023 về việc báo cáo sử dụng lao động có nêu:
1. Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động và có trụ sở, địa điểm hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là đơn vị).
Như vậy, doanh nghiệp không sử dụng lao động sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Cần lưu ý những vấn đề gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cần lưu ý những vấn đề sau:
(1) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện
(2) Vị trí việc làm phân loại theo:
- Cột (8) Nhà quản lý: Nhóm này bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cấp xã;
- Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền thông, luật pháp, văn hóa, xã hội;
- Cột (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ bậc trung (cao đẳng, trung cấp) về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông, giáo viên, giáo dục, công nghệ thông tin.
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?