Tài xế lái xe tải sử dụng giấy phép lái xe giả có bị xử lý hình sự không?

Sử dụng giấy phép lái xe giả thì tài xế lái xe tải có bị xử lý hình sự không?

Tài xế lái xe tải sử dụng giấy phép lái xe giả có bị xử lý hình sự không?

Thay vì phải bỏ thời gian để đăng ký, ôn luyện và tham gia sát hạch để được cấp giấy phép lái xe thì một số người lại lựa chọn việc mua giấy phép lái xe để sử dụng nhằm đối phó với lực lượng chức năng.

Theo đó tùy vào mức độ của hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả mà người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Đối với xử phạt hành chính

Theo khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm c khoản 8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Theo đó tài xế lái xe tải sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối với xử lý hình sự

Trong trường hợp hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả của tài xế lái xe tải đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Với tội này thì mức hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm,

Mức hình phạt cao nhất là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Tài xế lái xe tải sử dụng giấy phép lái xe giả có bị xử lý hình sự không?

Tài xế lái xe tải sử dụng giấy phép lái xe giả có bị xử lý hình sự không? (Hình từ Internet)

Tài xế lái xe tải có thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không?

Theo Mục 16 Danh mục kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

DANH MỤC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
...
13. Làm việc trong không gian hạn chế hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm; vận hành, bảo dưỡng các loại đường ống khí; các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại , xử lý nước thải, rác thải, thông tắc cống.
14. Các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa, thử nghiệm, kiểm định an toàn thiết bị điện, đường dây dẫn điện, nhà máy điện; vận hành trạm nạp ắc quy, sửa chữa, bảo dưỡng ắc quy.
15. Công việc hàn, cắt kim loại.
16. Trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại.
17. Trực tiếp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa.
18. Cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp.
19. Trực tiếp sản xuất, chế biến da, lông vũ; công việc nhuộm; chế biến tơ tằm.
20. Trực tiếp làm công việc chặt, cưa, xẻ gỗ, khai thác, chế biến gỗ công nghiệp; bốc xếp thủ công thường xuyên vật nặng từ 30 kg trở lên.
21. Trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ 300 suất ăn một ngày trở lên.
22. Khám, chữa bệnh; chăm sóc người khuyết tật, người bệnh; giải phẫu bệnh, giám định pháp y, xét nghiệm vi sinh vật; các công việc trong lĩnh vực dược phẩm.
23. Kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y; giữ giống bảo tồn gien, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; kiểm định thực phẩm, khử trùng.
...

Như vậy, tài xế lái xe tải thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định trên.

Tài xế lái xe tải có bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?

Theo Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:

Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, tài xế lái xe tải thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nên bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Tài xế lái xe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tài xế ô tô gây tai nạn không ở lại hiện trường sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168 bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe quá 48 tiếng một tuần bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe ô tô không được lái xe vượt quá 48 giờ trong một tuần đúng không?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe tải sử dụng giấy phép lái xe giả có bị xử lý hình sự không?
Lao động tiền lương
Những nơi nào cấm quay đầu xe mà tài xế lái xe tải cần nắm rõ?
Lao động tiền lương
Tài xế lái xe tải bị tước bằng lái xe thì có được tiếp tục được chạy xe để làm việc không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tài xế lái xe
433 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào