Tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng là gì?

Cho tôi hỏi tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng là gì? Câu hỏi của anh P.D (Hà Tĩnh)

Tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định về tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, bao gồm:

- Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ như: huấn luyện, công tác, học tập, lao động sản xuất hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Quốc phòng.

- Tai nạn xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp.

- Tai nạn xảy ra đối với người lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động 2019 và nội quy của đơn vị cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh và các hoạt động khác).

- Tai nạn xảy ra đối với người lao động trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Tai nạn xảy ra đối với người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế; đi làm việc, thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020).

Tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng là gì?

Tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng là gì?

Tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng hiện nay được phân thành mấy loại?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng quy định:

Phân loại tai nạn lao động
Phân loại tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo đó, tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng hiện nay được phân thành 3 loại:

- Tai nạn lao động làm chết người lao động.

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng.

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.

Thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng bao gồm những ai?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng quy định:

Quy trình, thủ tục điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp đơn vị cơ sở điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thu thập dấu vết, vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Lấy lời khai nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
4. Phân tích kết luận về: Diễn biến vụ tai nạn lao động; nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với những người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
5. Lập biên bản điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Tổ chức cuộc họp và lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động gồm:
a) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động;
b) Chỉ huy đơn vị để xảy ra tai nạn lao động;
c) Thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động;
d) Người bị tai nạn lao động hoặc đại diện thân nhân người bị tai nạn lao động, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
đ) Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở;
e) Đại diện cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của đơn vị (nếu thấy cần thiết).
8. Thành viên tham dự cuộc họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị tai nạn lao động; cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Theo đó, thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động bao gồm:

- Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động;

- Chỉ huy đơn vị để xảy ra tai nạn lao động;

- Thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động;

- Người bị tai nạn lao động hoặc đại diện thân nhân người bị tai nạn lao động, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

- Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở;

- Đại diện cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của đơn vị (nếu thấy cần thiết).

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Lao động tiền lương
Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Công ty phải chịu trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT?
Lao động tiền lương
Công ty không tạm ứng chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn bồi thường cho người bị tai nạn lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?
Lao động tiền lương
Có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh không?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Có được xem là tai nạn lao động đối với trường hợp thử việc bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động
432 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào