Tài liệu người lao động được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?

Tài liệu người lao động được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?

Thời hạn bảo quản tài liệu người lao động là bao lâu theo Thông tư 10?

Thời hạn bảo quản tài liệu người lao động được quy định tại Phần 3.2 Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV, cụ thể như sau:

Tên nhóm tài liệu

Thời hạn bảo quản

Hồ sơ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức

Vĩnh viễn

Hồ sơ xây dựng, ban hành Đề án vị trí việc làm

Vĩnh viễn

Hồ sơ về xây dựng, giao, điều chỉnh, thực hiện chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức

Vĩnh viễn

Báo cáo thống kê về cán bộ, công chức, viên chức

20 năm

Hồ sơ về quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức

-

- Phiếu tín nhiệm quy hoạch

05 năm

- Các thành phần tài liệu khác

10 năm

Hồ sơ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức


- Phiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

10 năm

- Các thành phần tài liệu khác

20 năm

Hồ sơ về việc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, biệt phái, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

20 năm

Hồ sơ về việc cho thôi việc, chuyển công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

20 năm

Hồ sơ về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giáng chức, từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức

20 năm

Hồ sơ nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch của cán bộ, công chức, viên chức

20 năm

Hồ sơ giải quyết các chế độ, trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức

20 năm

Hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

70 năm

Hồ sơ về tuyển dụng; thi nâng ngạch, thăng hạng, chuyển ngạch hằng năm; thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý của công chức, viên chức

-

- Hồ sơ dự thi, bài thi

05 năm

- Các tài liệu khác

10 năm

Hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ở nước ngoài

10 năm

Hồ sơ quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng

05 năm

Hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Ban, tổ, hội đồng do cơ quan, tổ chức khác thành lập

05 năm

Hồ sơ trả lời về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

10 năm

Hồ sơ về công tác bảo vệ chính trị nội bộ

20 năm

Hồ sơ hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ

10 năm

Công văn trao đổi về công tác cán bộ

05 năm

Tài liệu người lao động được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?

Tài liệu người lao động được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?

Thỏa thuận về tiền lương của người lao động có bắt buộc phải được ghi vào hợp đồng lao động không?

Tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.

Theo đó, thỏa thuận về tiền lương là 1 trong những nội dung bắt buộc phải được ghi nhận trong hợp đồng lao động.

Người lao động bị khấu trừ tiền lương khi nào?

Tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, người lao động sẽ bị khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

Lưu ý: Về mức khấu trừ hằng tháng sẽ không được phép vượt quá 30% tiền lương tháng thực trả cho người lao động sau khi đã trích nộp các khoản như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Tài liệu người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tài liệu người lao động được bảo quản bao lâu theo Thông tư 10?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tài liệu người lao động
514 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào