Số điện thoại tổng đài bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay là số mấy?
Số điện thoại tổng đài bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay là số mấy?
Hệ thống Tổng đài của BHXH Việt Nam được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 08/2017 nhằm mục đích hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của người dân, đơn vị tổ chức liên quan đến việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Số điện thoại đường dây nóng Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 1900 9068 (cước phí 1.000 đồng/ 1 phút gọi dùng để trả phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ Tổng đài)
Số tổng đài chăm sóc khách hàng duy nhất của BHXH Việt Nam với các nhánh gọi hỗ trợ theo nhu cầu bao gồm:
- Nhánh số 1: Hỗ trợ chế độ, chính sách BHXH, BHYT
- Nhánh số 2: Cổng thông tin giám định BHYT
- Nhánh số 3: Cổng giao dịch điện tử
- Nhánh số 4: Hỗ trợ cài đặt và sử dụng VssID
- Nhánh số 8: Hỗ trợ cấp lại mật khẩu VssID
Tính đến nay hệ thống vẫn đảm bảo vận hành thông suốt trong hầu hết thời gian hoạt động. Tuy nhiên, tại một số thời điểm Hệ thống kỹ thuật tổng đài 19009068 của BHXH Việt Nam gặp sự cố dẫn đến tình trạng người dân gọi điện đến số tổng đài bảo hiểm xã hội cần hỗ trợ nhưng không kết nối được.
Trong trường hợp không gọi được đến số hotline bảo hiểm xã hội ở trên, người lao động có thể gọi điện thoại đến số 024 3789 9999 trong giờ hành chính để được hỗ trợ.
Số điện thoại tổng đài bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay là số mấy?
Thời gian làm việc của cơ quan BHXH Việt Nam như thế nào?
Hiện nay, các cơ quan bảo hiểm xã hội đều là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó giờ làm việc của bảo hiểm xã hội sẽ tuân theo khung giờ hành chính như sau:
- Làm việc từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần (trừ nghỉ Lễ, Tết).
- Buổi sáng từ 7h30 - 11h30.
- Buổi chiều từ 13h00 - 17h30.
Căn cứ theo Quyết định 125/QĐ-BHXH năm 2011 quy định nêu rõ về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần của các cơ quan BHXH trên cả nước.
- Theo đó, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ làm việc vào buổi sáng Thứ 7 từ 7h30 - 11h30, chiều thứ 7 không làm việc.
- Chủ nhật: Không làm việc.
Như vậy, với mốc thời gian làm việc như trên người lao động khi có nhu cầu cần hỗ trợ có thể gọi điện thoại đến cho các cơ quan BHXH vào khung giờ làm việc của bảo hiểm xã hội để được phục vụ tốt nhất.
Để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được nêu trên.
Nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo tiết b điểm 1.1.2, điểm 1.3 khoản 1 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định:
Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng
1. Phân cấp giải quyết hưởng các chế độ BHXH
...
1.1.2. Lập danh sách chi trả
...
b) Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần bằng tiền mặt do BHXH tỉnh giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả (đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tiền mặt tại cơ quan bưu điện).
1.3. Đối với các nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và BHXH một lần mà BHXH huyện chưa đủ khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào theo phân cấp nêu tại tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản này thì Giám đốc BHXH huyện có văn bản đề nghị Giám đốc BHXH tỉnh chưa phân cấp thực hiện nhiệm vụ đó; chậm nhất từ ngày 01/01/2021, BHXH huyện phải thực hiện giải quyết toàn bộ các chế độ BHXH. Trong thời gian chưa đủ khả năng thực hiện việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo phân cấp, BHXH huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, truy cập Hệ thống để cập nhật thông tin, chuyển BHXH tỉnh phê duyệt, đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định.
...
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi cư trú (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nơi cư trú được hiểu là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?