Sau thời hạn bao lâu thì sẽ không được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Sau thời hạn bao lâu thì sẽ không được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cần có trình độ ra sao?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Sau thời hạn bao lâu thì sẽ không được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Như vậy, sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm thì sẽ không được yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Sau thời hạn bao lâu thì sẽ không được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cần có trình độ ra sao?
Căn cứ theo Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Theo đó, hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cần có trình độ đại học trở lên.
Cơ quan nào có thẩm quyền cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Căn cứ theo Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
1. Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.
Trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải viên lao động theo quy định tại điểm a khoản này thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định.
3. Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có thể cử một hoặc một số hòa giải viên lao động cùng tham gia giải quyết.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động có thẩm quyền cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền.
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Tăng lương hưu lên 15% và vượt hơn 15% dùng làm cơ sở cho lần tăng lương hưu kế tiếp có đúng không?
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?