Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào theo Quyết định 247?

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào theo Quyết định 247?

Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào theo Quyết định 247?

Theo khoản 4 Mục 2 Kế hoạch kèm theo Quyết định 247/QĐ-TTg năm 2025 quy định rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm về quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các bộ, ngành bảo đảm hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục; lựa chọn các ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành nghề trọng điểm phù hợp với từng thời kỳ;

- Hình thành hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao gồm các trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng của trung tâm vùng, trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, phù hợp theo từng thời kỳ, làm hạt nhân, dẫn dắt, lan tỏa và thực hiện liên kết vùng và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành nghề mới, kỹ năng mới, kỹ năng tương lai, tổ chức đào tạo và nhân rộng các chương trình đào tạo chuyển giao từ các nước phát triển. Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, mở rộng mô hình đào tạo nghề chất lượng cao thông qua hệ thống đào tạo của các nước tiên tiến.

Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào theo Quyết định 247?

Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào theo Quyết định 247? (Hình từ Internet)

Chính sách giáo dục nghề nghiệp của Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thế nào?

Theo Điều 36 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.

Theo khoản 2 Điều 59 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì đối với chính sách giáo dục nghề nghiệp thì nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua việc:

- Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;

- Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.

Phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật trong trường hợp nào?

Theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
...
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Theo đó trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đáp ứng các điều kiện theo luật định tuy nhiên thuộc trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo theo thỏa thuận tại hợp đồng đào tạo nghề, thì người lao động vẫn phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả chi phí này cho người sử dụng lao động.

Giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chính sách giáo dục nghề nghiệp của Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào theo Quyết định 247?
Lao động tiền lương
Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam gồm cơ sở nào?
Lao động tiền lương
Làm sai lệch kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp là cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Tín chỉ là gì? Giáo dục nghề nghiệp áp dụng tín chỉ không? Mức lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành từ 1/7/2024 ra sao?
Lao động tiền lương
Phương pháp đào tạo chính quy trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Chương trình đào tạo chính quy trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Khi nào cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo dục nghề nghiệp
40 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào