Sĩ quan quân đội vi phạm kỷ luật có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Sĩ quan quân đội vi phạm kỷ luật có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Theo Điều 10 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:
Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm kỷ luật phải bồi thường thiệt hại đã gây ra theo quy định của pháp luật.
2. Quân nhân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn hợp pháp khác tại các cơ sở đào tạo trong hay ngoài Quân đội, ngành cơ yếu hoặc ở nước ngoài phải bồi thường chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Tự ý bỏ học;
b) Vi phạm kỷ luật đến mức không được tiếp tục đào tạo, công nhận tốt nghiệp;
c) Đã tốt nghiệp nhưng không nhận nhiệm vụ hoặc không về nước để chấp hành sự điều động công tác của cấp có thẩm quyền;
d) Tốt nghiệp, nhận nhiệm vụ nhưng cố ý vi phạm kỷ luật với động cơ để ra khỏi Quân đội hoặc bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác gấp 02 (hai) lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo đối với đối tượng học trình độ cao đẳng, đại học; gấp 03 (ba) lần thời gian hưởng chi phí đào tạo đối với những đối tượng đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tính từ khi tốt nghiệp về đơn vị;
đ) Chi phí, cách tính chi phí, trả và thu hồi chi phí bồi hoàn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đơn vị có đối tượng phải bồi hoàn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thu hồi chi phí đào tạo.
Theo đó sĩ quan quân đội phải bồi thường chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
- Sĩ quan quân đội tự ý bỏ học;
- Vi phạm kỷ luật đến mức không được tiếp tục đào tạo, công nhận tốt nghiệp;
- Đã tốt nghiệp nhưng sĩ quan quân đội không nhận nhiệm vụ hoặc không về nước để chấp hành sự điều động công tác của cấp có thẩm quyền;
- Sĩ quan quân đội tốt nghiệp, nhận nhiệm vụ nhưng cố ý vi phạm kỷ luật với động cơ để ra khỏi Quân đội hoặc bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác:
+ Gấp 02 lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo đối với đối tượng học trình độ cao đẳng, đại học;
+ Gấp 03 lần thời gian hưởng chi phí đào tạo đối với những đối tượng đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tính từ khi tốt nghiệp về đơn vị.
Như vậy sĩ quan quân đội vi phạm kỷ luật đến mức không được tiếp tục đào tạo, công nhận tốt nghiệp thì phải bồi thường chi phí đào tạo.
Sĩ quan quân đội vi phạm kỷ luật có phải bồi thường chi phí đào tạo không? (Hình từ Internet)
Sĩ quan quân đội bồi thường thiệt hại thì có được giảm nhẹ xử lý vi phạm kỷ luật không?
Theo Điều 5 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ
a) Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
c) Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
d) Có nhiều thành tích trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, chiến đấu.
2. Tình tiết tăng nặng
a) Vi phạm kỷ luật nhiều làn hoặc tái phạm;
b) Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
d) Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
đ) Sau khi vi phạm kỷ luật đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.
3. Tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm kỷ luật thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo đó sĩ quan quân đội tự nguyện bồi thường thiệt hại thì được xét làm tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm kỷ luật.
Sĩ quan quân đội có được khiếu nại quyết định kỷ luật không?
Theo Điều 8 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:
Khiếu nại quyết định kỷ luật
1. Trường hợp người vi phạm kỷ luật không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng
Khi chưa có quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền, người vi phạm kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định hiện hành.
2. Các cơ quan, đơn vị khi nhận được khiếu nại của người vi phạm kỷ luật phải có trách nhiệm xem xét trả lời theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Theo đó sĩ quan quân đội không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?
- Chính thức lương cơ sở 2025: Chính phủ đề xuất tiếp tục tăng khi đáp ứng được điều kiện gì về tình hình kinh tế xã hội?