Lễ phục mùa hè của nam sĩ quan quân đội được quy định như thế nào?
Lễ phục mùa hè của nam sĩ quan quân đội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quyết định 109/2009/QĐ-TTg quy định:
Lễ phục mùa hè
1. Nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
a) Mũ kêpi.
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quyết định này, riêng Hải quân vành và đỉnh mũ màu trắng.
b) Quần áo lễ phục sĩ quan nam mùa hè K08
Áo: kiểu ký giả ngắn tay; thân áo trước có 04 túi ốp nổi; nẹp áo cài 04 cúc; màu sắc, hoa văn, đường kính và vị trí đính cúc áo như áo lễ phục sĩ quan nam mùa đông K08, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định này. Đối với Cảnh sát biển, trên tay áo bên trái có gắn phù hiệu ngành.
Quần; cấp hiệu mang trên vai áo và phù hiệu mang trên ve cổ áo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định này.
Màu sắc quần áo: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng, Cảnh sát biển màu xanh đen.
c) Giầy, bít tất.
Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Quyết định này; riêng Hải quân, giầy và bít tất màu trắng.
2. Nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
a) Mũ mềm.
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Quyết định này; riêng Hải quân đỉnh và thành mũ màu trắng, đáp thành và vành mũ màu tím than.
b) Váy áo lễ phục sĩ quan nữ mùa hè K08.
Áo: kiểu áo ký giả ngắn tay; hai túi ốp nổi ở dưới thân áo trước; nẹp áo cài 04 cúc; màu sắc, hoa văn, đường kính và vị trí đính cúc áo như áo lễ phục sĩ quan nam mùa đông K08, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định này. Đối với Cảnh sát biển, trên tay áo bên trái có gắn phù hiệu ngành.
Váy: kiểu ba thân, dài qua đầu gối, phía dưới sau váy có xẻ.
Màu sắc váy áo: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Cấp hiệu mang trên vai áo, phù hiệu mang trên ve cổ áo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định này.
c) Ghệt, quần tất.
Ghệt da cao cổ có khóa kéo, màu đen (riêng Hải quân màu trắng), mũi ghệt không có bo ngang.
Quần tất màu da chân.
Theo đó, lễ phục mùa hè của nam sĩ quan quân đội được quy định như sau:
* Mũ kêpi: thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quyết định 109/2009/QĐ-TTg, riêng Hải quân vành và đỉnh mũ màu trắng.
* Quần áo lễ phục sĩ quan nam mùa hè K08
- Áo: kiểu ký giả ngắn tay; thân áo trước có 04 túi ốp nổi; nẹp áo cài 04 cúc; màu sắc, hoa văn, đường kính và vị trí đính cúc áo như áo lễ phục sĩ quan nam mùa đông K08, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định 109/2009/QĐ-TTg. Đối với Cảnh sát biển, trên tay áo bên trái có gắn phù hiệu ngành.
- Quần; cấp hiệu mang trên vai áo và phù hiệu mang trên ve cổ áo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định 109/2009/QĐ-TTg.
- Màu sắc quần áo: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng, Cảnh sát biển màu xanh đen.
* Giầy, bít tất:
- Giầy da thấp cổ, màu đen, buộc dây cố định, có chun co giãn.
- Bít tất: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm: Phòng không – Không quân màu xanh đậm; Hải quân, Cảnh sát biển màu tím than.
Riêng Hải quân, giầy và bít tất màu trắng.
Lễ phục mùa hè của nam sĩ quan quân đội được quy định như thế nào?
Sĩ quan quân đội tại ngũ được thăng quân hàm khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy:
2 năm;
Trung úy lên Thượng úy:
3 năm;
Thượng úy lên Đại úy:
3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá:
4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá:
4 năm;
Trung tá lên Thượng tá:
4 năm;
Thượng tá lên Đại tá:
4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Theo đó, sĩ quan quân đội tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đủ tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội theo quy định;
- Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm theo quy định.
Sĩ quan quân đội dự bị có được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan quân đội tại ngũ không?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
5. Sĩ quan dự bị.
Theo đó, sĩ quan quân đội dự bị có được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan quân đội tại ngũ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?