Quy trình giải quyết thôi việc viên chức được thực hiện ra sao?
Theo quy định viên chức bị buộc thôi việc khi thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, nếu viên chức bị buộc thôi việc khi thực hiện một trong 5 lỗi như trên sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Quy trình giải quyết thôi việc viên chức được thực hiện ra sao?
Quy trình giải quyết thôi việc viên chức được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức, theo đó:
Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải có thông báo thôi việc bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức phải đáp ứng quy định về thời gian báo trước tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010.
- Thời hạn giải quyết thôi việc: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thôi việc của viên chức:
+ Trường hợp đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
+ Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do không đồng ý cho viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì sự nghiệp công lập phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Viên chức được giải quyết thôi thôi việc sẽ được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Tại Điều 45 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định:
Chế độ thôi việc
1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
Theo đó, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi:
- Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức;
- Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
- Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010.
Lưu ý viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bị buộc thôi việc;
+ Vi phạm quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
+ Chấm dứt hợp đồng làm việc do viên chức có quyết định nghỉ hưu.
(1) Trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về mức hưởng trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc như sau:
Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31/12/2008 trở về trước:
- Mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, bao gồm:
+ Mức lương theo chức danh nghề nghiệp
+ Phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề
+ Hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
- Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;
- Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/07/2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/ 2008;
- Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/07/2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.
Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01/01/2009 đến nay
Được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.
(2) Trợ cấp thất nghiệp
Viên chức khi nghỉ việc sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi đảm bảo các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013.
Viên chức được hưởng theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng nữa nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Tuy nhiên, viên chức sẽ không được hưởng khoản trợ cấp này nếu không tìm kiếm việc làm sau khi thôi việc. Trong trường hợp này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức vẫn được bảo lưu để được hưởng khi viên chức hoàn thiện hồ sơ và tiếp tục tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được hoặc để đóng tiếp khi viên chức tiếp tục làm việc ở nơi làm việc mới.
(3) Bảo hiểm xã hội 1 lần
Ngoài ra căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi có yêu cầu thì viên chức được hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc là công chức xã hoặc người hoạt động không chuyên trách ở xã chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (theo điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
- Ra nước ngoài;
- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS…
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Chưa đóng đủ 01 năm bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?