Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả trợ cấp cho người lao động như thế nào?

Cho tôi hỏi nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm những khoản nào? Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả trợ cấp cho người lao động như thế nào? Câu hỏi của chị Thương (Hải Phòng).

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả trợ cấp cho người lao động như thế nào?

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, mức hưởng từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

(1) Trợ cấp một lần

Theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần với mức hưởng như sau:

- Suy giảm khả năng lao động 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành.

- Suy giảm từ 6 - 30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

- Đặc biệt, người lao động sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Thời gian tham gia càng lâu thì trợ cấp càng nhiều. Cụ thể, nếu người lao động đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5 tháng.

Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được công thêm 0,3 tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động.

(2) Trợ cấp hằng tháng

Theo quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng với mức hưởng như sau:

- Nếu bị suy giảm 31% khả năng lao động, người lao động được hưởng 30% lương cơ sở. Cứ thêm 1 % suy giảm thì được cộng 2% mức lương cơ sở.

+ Người lao động sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5%. Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được công thêm 0,3% mức tiền lương tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động.

(3) Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Theo quy định tại Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được hỗ trợ tiền mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình (theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền)

(4) Trợ cấp phục vụ

Theo quy định tại Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt, mù cả 2 mắt hoặc cụt chân/tay, bị tâm thần thì được trợ cấp hàng tháng theo mức lương cơ sở

(5) Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nếu người lao động không qua khỏi, người thân của họ sẽ được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

(6) Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Theo quy định tại Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động được nhận trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau quá trình điều trị với mức trợ cấp được tính theo ngày, bằng 30% mức lương cơ sở. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

- Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

(7) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, sau khi trở lại làm việc, nếu có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, người lao động sẽ được hỗ trợ tiền học phí, mức hỗ trợ tối đa là 50% tiền học, không quá 15 lần mức lương cơ sở.

Khoản hỗ trợ này được hỗ trợ tối đa 01 lần/năm và mỗi người được hỗ trợ tối đa 02 lần. (Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)

(8) Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả trợ cấp cho người lao động như thế nào?

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả trợ cấp cho người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)

Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm những khoản nào?

Tại Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 của Luật này vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật bảo hiểm xã hội;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng vào quỹ quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

- Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động hiện nay là bao nhiêu?

Tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP có quy định:

Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Theo đó, mức đóng của người sử dụng lao động vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định nêu trên.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Lao động tiền lương
Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Công ty phải chịu trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT?
Lao động tiền lương
Công ty không tạm ứng chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn bồi thường cho người bị tai nạn lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?
Lao động tiền lương
Có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh không?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Có được xem là tai nạn lao động đối với trường hợp thử việc bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động
2,165 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào