Quốc lộ 18 có đi qua tỉnh Hải Dương không? Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Hải Dương là bao nhiêu?
Quốc lộ 18 có đi qua tỉnh Hải Dương không?
Quốc lộ 18, còn gọi là quốc lộ 18A, là tuyến đường đi qua 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến là 341 km.
Điểm đầu từ Hà Nội (giao cắt với đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài);
Điểm cuối Mũi Ngọc, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (km98 – quốc lộ 4B).
Hành trình:
Quốc lộ 18 đi qua Sóc Sơn, thành phố Bắc Ninh, thị xã Chí Linh, huyện Yên Hưng,thành phố Uông Bí thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái.
Như vậy, Quốc lộ 18 đi qua tỉnh Hải Dương.
Xem thông tin tại: https://bachdanggroup.com/quoc-lo-18/
Quốc lộ 18 có đi qua tỉnh Hải Dương không? Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Hải Dương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Hải Dương là bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có đề cập đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
…
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sao cho phù hợp với người lao động và nền kinh tế.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng tại Hải Dương như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có thể thấy mức lương tối thiểu vùng tại Hải dương được phân loại như sau:
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
…
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
…
- Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
....
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
Như vậy có thể thấy sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tại Hải Dương là vùng II, vùng III và vùng IV, cụ thể:
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ
- Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ.
- Các huyện Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện tỉnh Hải Dương: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Mức xử phạt đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.
Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?