Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp lương hiện nay có đóng BHXH là những khoản nào?

Hiểu thế nào về phụ cấp lương? Quy định về các khoản phụ cấp lương hiện nay có đóng BHXH, cụ thể ra sao?

Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp lương hiện nay không được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào.

Tuy nhiên, căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có nêu định nghĩa về phụ cấp lương như sau:

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
...
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
...

Theo đó, phụ cấp lương có thể hiểu là khoản tiền dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Và các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp lương hiện nay có đóng BHXH là những khoản nào?

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp lương hiện nay có đóng BHXH là những khoản nào?

Các khoản phụ cấp lương hiện nay có đóng BHXH gồm những khoản nào?

Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH xác định các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Theo đó, có 08 loại phụ cấp có đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

- Phụ cấp chức vụ, chức danh: là phụ cấp lương cho công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp mà vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

- Phụ cấp trách nhiệm: Là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo, hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao mà điều kiện này chưa được xác định trong mức lương.

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: là chế độ phụ cấp cho người lao động khi làm việc trong môi trường có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Phụ cấp thâm niên: Là phụ cấp dành cho người lao động có nhiều năm gắn bó với nghề. Những người này có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, mà trong bất cứ nghề nghiệp nào, kể cả làm việc trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, kinh nghiệm cũng là điều vô cùng quan trọng.

- Phụ cấp khu vực: là phụ cấp nhằm bù đắp cho công nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi. (Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT).

- Phụ cấp lưu động: Là phụ cấp cho những người làm một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định có nhiều khó khăn mà tính chất lưu động của công việc chưa được xác định trong mức lương.

- Phụ cấp thu hút: Là khoản phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

- Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về số lượng của các loại phụ cấp mà chỉ có quy định mang tính liệt kê nêu trên. Về việc trả phụ cấp lương loại nào, có hay không có phụ cấp lương sẽ tùy thuộc vào giao kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động.

Có bắt buộc trả phụ cấp lương cho người lao động không?

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung của hợp đồng lao động cụ thể sau đây:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Có thể thấy, phụ cấp lương là nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên.

Đây là khoản tiền bù đắp cho điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ hấp dẫn của công việc, mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính toán.

Các khoản phụ cấp không được trả cho tất cả nhân viên mà phụ thuộc vào điều kiện và công việc của mỗi người. Đồng thời, khi trả thêm tiền lương cho người lao động, người sử dụng lao động phải xem xét, cân nhắc các yếu tố để tính đủ mức tiền lương ghi trong hợp đồng.

Theo đó, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải trả phụ cấp lương cho tất cả người lao động.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mà các bên tuân thủ là gì?
Lao động tiền lương
Lao động có việc làm phi chính thức là gì? Làm việc bán thời gian có được ký hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Thị trường lao động là gì? Thông tin thị trường lao động gồm những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Thang bảng lương là gì? Mức lương tối thiểu vùng khi xây dựng thang bảng lương được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Bảo hộ lao động là gì? Người lao động được trang bị bảo hộ lao động trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Định mức lao động là gì? Khi xây dựng định mức lao động phải đảm bảo yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
An toàn lao động là gì? Người lao động có nghĩa vụ gì trong an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức gì?
Lao động tiền lương
Năng lực pháp luật lao động là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì?
Lao động tiền lương
Lao động là gì? Ý nghĩa của lao động là gì? Đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động 2019 gồm những ai?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
2,675 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào